Ung thư xoang mũi là gì? Cách nhận biết từ giai đoạn sớm

Lê Thọ Hưng
05/03/2020 - 11:15
Ung thư xoang mũi là gì? Cách nhận biết từ giai đoạn sớm
Ung thư xoang mũi là gì? Đây thực chất là bệnh lý do các tế bào ác tính ở mô trong mũi và xoang gây nên. Bệnh thường có các dấu hiệu đặc trưng như hắt hơi, sổ mũi… do đó thường bị nhầm lẫn với các bệnh cảm lạnh hay viêm xoang thông thường.

1. Bệnh ung thư xoang mũi là gì?

Xoang mũi là không gian nhỏ, rỗng ở trong mũi được lót bởi các tế bào chất nhầy. Khoang mũi có lối thoát phía sau, nơi không khi đi qua và di chuyển từ mũi đến họng.

Ung thư xoang mũi là hiện tượng các tế bào đột biến, phát triển và sinh sôi bất thường. Từ đó hình thành nên khối u ác tính ở khoang mũi.

2. Các giai đoạn của ung thư xoang mũi

Các giai đoạn phát triển của ung thư khoang mũi bao gồm:

- Giai đoạn 0: Đây là lúc tế bào ung thư bắt đầu hình thành và mất kiểm soát. Chúng phát triển thành khối u ác tính ở trong mũi và chưa gây xâm lấn hay lan sang hạch bạch huyết.

- Giai đoạn 1: Khối u đã phát triển sâu hơn, lấn sang xương nhưng chỉ 1 phần ở khoang mũi. Chưa lan tới hạch bạch huyết và di căn sang các cơ quan khác.

- Giai đoạn 2: Khối u lan rộng chiếm gần hết khoang mũi. Tuy nhiên, tế bào ung thư vẫn chưa lan đến hạch bạch huyết và các cơ quan khác.

- Giai đoạn 3: Khối u phát triển nhanh và lan sang các hạch bạch huyết hoặc các khu vực lân cận như ổ mắt, vòm miệng, xoang hàm trên.

- Giai đoạn 4: Khối u xâm lấn sang hạch bạch huyết và tế bào ung thư đã di căn đến các bộ phận khác ở xa hơn.

3. Dấu hiệu bệnh ung thư xoang mũi là gì?

Dưới đây là các dấu hiệu thường gặp của ung thư mũi bệnh nhân cần đặc biệt chú ý:

3.1. Nghẹt mũi, giảm khứu giác

Khối u xoang mũi phát triển gây tình trạng tắc nghẽn và làm giảm độ nhạy của mũi. Hiện tượng này chỉ xảy ra ở bên mũi có khối u. Tuy nhiên, dấu hiệu này thường bị nhầm lẫn với một số bệnh thông thường như viêm xoang, cảm lạnh...

3.2. Đau nhức mũi và đầu

70% bệnh nhân bị ung thư xoang mũi thường có cảm giác đau nhức nửa và cả đầu. Những cơn đau xuất hiện bất ngờ, không rõ nguyên nhân và có tần suất nhiều hơn mỗi ngày. Đây là dấu hiệu cho thấy tế bào ung thư đã bắt đầu xâm lấn, gây ảnh hưởng đến mạch máu, dây thần kinh và tổn thương tế bào mô xung quanh.

3.3. Chảy máu mũi

Chảy máu mũi là dấu hiệu phổ biến và đặc trưng ở người mắc ung thư xoang mũi. Người bệnh có thể chảy máu 1 hoặc cả 2 bên. Điều này là do khối u phát triển lớn gây vỡ mao mạch.

Ngoài các dấu hiệu phổ biến trên, bệnh nhân khi bị ung thư xoang mũi còn có các hiện tượng khác như:

- Nhiễm trùng xoang mãn tính. Điều trị bằng kháng sinh không đem lại kết quả.

- Đau và sưng các bộ phận trên khuôn mặt như mắt, tai...

- Chảy nước mắt dai dẳng, không rõ nguyên nhân.

- Mắt sưng và bị giảm thị lực.

- Răng đau, tê buốt hoặc lung lay.

- Há miệng và nuốt gặp khó khăn

- Bên trong mũi bị nhiễm trùng hoặc có vết loét, gây mủ trắng đục.

- Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, sụt cân không chủ đích

Nếu phát hiện các triệu chứng bất thường được đề cập trên đây bạn cần nhanh chóng tìm đến bác sĩ để kiểm tra và chẩn đoán. Ở giai đoạn khởi phát, việc điều trị và khắc phục các biến chứng sẽ đơn giản hơn.

Ung thư xoang mũi là gì? Cách nhận biết từ giai đoạn sớm - Ảnh 2.

4. Nguyên nhân bệnh ung thư mũi - xoang mũi

Bạn phân vân nguyên nhân và nguy cơ tăng khả năng mắc bệnh ung thư xoang mũi là gì? Hãy cùng theo dõi các thông tin sau:

4.1. Nguyên nhân gây ung thư khoang mũi

Ung thư khoang mũi là do tế bào ác tính phát triển mà thành. Nhưng nguyên nhân nào khiến cho các tế bào sản sinh mất kiểm soát và hình thành nên các khối u này vẫn chưa được làm rõ.

Dưới đây là các loại u, ung thư có thể di căn và phát triển thành ung thư xoang mũi:

- U nhú chuyển dạng

- Ung thư tế bào chuyển tiếp

- Ung thư tế bào hắc tố

- Ung thư biểu mô tế bào tuyến

- Ung thư biểu mô nang tuyến

- Ung thư biểu mô tế bào gai

- Ung thư nguyên bào thần kinh

- Sarcôm; Lymphôm; Plasmacytoma; U tương bào; Ung thư di căn...

Đôi khi, những người bị ung thư khoang mũi hoặc xoang cạnh mũi không có những triệu chứng trên. Trên thực tế, những loại ung thư thường được chẩn đoán ở giai đoạn trễ, vì bệnh ung thư ở giai đoạn sớm thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Ung thư xoang thường được phát hiện khi một người đang được điều trị một bệnh lành tính như là viêm xoang

4.2. Đối tượng nguy cơ

Ung thư xoang mũi là bệnh lý rất hiếm gặp nhưng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Những đối tượng thường xuyên tiếp xúc với các các yếu tố sau đây thường có nguy cơ mắc ung thư xoang cao:

- Người có thói quen hút thuốc lá: Các sản phẩm thuốc lá bao gồm các dạng tẩu, xì gà, thuốc lá, dạng hít. Đây là yếu tố hàng đầu gây nguy cơ ung thư. Ngoài ra, nếu bạn sống và làm việc trong môi trường nhiều khói thuốc cũng có nguy cơ mắc ung thư rất cao.

- Người thường xuyên uống rượu: Rượu, bia và các chất kích thích sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư xoang mũi.

- Giới tính: Theo thống kế, tỉ lệ nam giới mắc ung thư xoang mũi cao gấp 2 lần so với nữ giới.

- Tuổi tác: Người mắc ung thư mũi, xoang mũi thường tập trung trong độ tuổi từ 45-85.

- Người bị u nhú (HPV): Các nghiên cứu vi rút HPV có liên hệ mật thiết với một số loại ung thư, điển hình như ung thư xoang mũi và xoang cạnh mũi.

- Người làm việc trong môi trường nhiều chất độc hại, tiếp xúc, hít thở không khí ô nhiễm, nhiều khói bụi...

- Người sử dụng cần sa, chất gây nghiện, ma túy…

5. Phương pháp điều trị ung thư xoang mũi

Dựa vào tình hình sức khỏe và kết quả chẩn đoán bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ xây dựng phác đồ điều trị với từng trường hợp. Dưới đây là các phương pháp thường xuyên được áp dụng trong điều trị ung thư xoang mũi:

5.1. Phẫu thuật

Các bệnh nhân ung thư xoang mũi ở giai đoạn đầu thường được áp dụng biện pháp điều trị này. Đây là hình thức cắt bỏ khối u và các mô, xương khỏe mạnh xung quanh. Ngoài ra, đối với các trường hợp tế bào ung thư đã xâm lấn sang hạch bạch huyết buộc phải tách bỏ. Kèm theo đó, bệnh nhân có thể được áp dụng thêm các các phương pháp kết hợp khác như xạ trị sau phẫu thuật để tiêu diệt hết tế bào còn sót lại.

5.2. Xạ trị

Đới với phương pháp này, bác sĩ sẽ áp dụng tia năng lượng cao hoặc bức xạ để triệt tiêu và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Tùy vào giai đoạn của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể.

5.3. Hóa trị

Hóa trị là phương pháp sử dụng các loại hóa chất để ngăn chặn và giết chết tế bào ung thư. Chúng được sử dụng thông qua đường uống và tiêm vào tĩnh mạch, cơ. Hóa chất xâm nhập vào cơ thể qua đường máu và tiếp cận các tế bào ung thư. Ngoài ra, hóa trị cũng có thể đặt trực tiếp vào dịch não tủy để tiếp cận trực tiếp với khu vực mũi và xoang mũi.

6. Phòng tránh ung thư mũi - xoang mũi

Để phòng tránh bệnh ung thư mũi - xoang mũi, mọi người cần tuân thủ các lưu ý sau đây:

- Ngăn chặn và hạn chế tiếp xúc với bụi: Đeo khẩu trang khi ra đường và trong môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm. Giữ gìn, vệ sinh không gian sống, làm việc luôn sạch sẽ, hạn chế xả rác bừa bãi, hút thuốc… Để nhà cửa thông thoáng, mở cửa hàng ngày để tránh ẩm mốc, vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển.

- Không ở trong môi trường lạnh: Khi tiếp xúc với luồng gió lạnh, mũi sẽ bị kích thích và dễ tổn thương. Do đó, bạn nên chú ý để điều hòa nhiệt độ ở mức 27/28 độ, không nên làm việc, ngủ trong môi trường quá lạnh. Ngoài ra, nhiệt độ thay đổi đột ngột từ không khí lạnh sang nóng hoặc ngược lại cũng khiến niêm mạc xoang mũi bị tổn thương.

- Giữ ấm cơ thể: Để cơ thể không bị nhiễm lạnh, bạn cần lưu ý luôn mặc ấm, đội mũ, khẩu trang và găng tay, quàng cổ khi ra ngoài. Không nên dậy quá sớm hoặc thức quá khuya sẽ khiến cơ thể suy kiệt, dễ mắc bệnh.

- Không để nước vào mũi: Khi tắm hay bơi lội, nước thường xuyên dính vào mũi. Do đó bạn cần chú ý để giữ cho tai và mũi không bị dính nước. Hiện tại, một số bể bơi do khâu vệ sinh kém, ô nhiễm cũng làm tăng nguy cơ gây ung thư xoang mũi. Ngoài ra, bạn cũng cần biết cách xì mũi đúng để không gây tổn thương cho niêm mạc như dùng tay bịt mũi và xì nước ra ngoài.

- Thường xuyên vệ mũi và mặt thường xuyên: Vi khuẩn khi xâm nhập qua mũi có thể gây ung thư xoang. Do đó, bạn nên sử dụng dung dịch nước muối chuyên dụng để rửa sạch và tiêu diệt lượng vi khuẩn cư trú tại đây.

- Hạn chế căng thẳng, stress: Không nên làm việc quá sức, lo lắng, căng thẳng sẽ khiến hệ miễn dịch suy yếu. Từ đó các vết thương sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn và tăng nguy cơ ung thư xoang mũi.

- Không dùng chung đồ dùng cá nhân: Tuyệt đối không dùng chung đồ dùng cá nhân như quần áo, bàn chải, khăn mặt sẽ khiến dịch bệnh dễ lây lan.

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Nếu phát hiện các triệu chứng bất thường của cơ thể như hắt hơi, sổ mũi, tắc mũi bạn nên tìm đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Đồng thời lưu ý lịch kiểm tra sức khỏe định kỳ để phòng chống ung thư xoang mũi cũng như các bệnh khác.

7. Cách ăn uống cho người ung thư xoang mũi

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phòng và điều trị ung thư xoang mũi. Đây cũng chính là lý do tại sao các chuyên gia thường đưa ra lời khuyên, khuyến khích bệnh nhân cần chú ý bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.

7.1. Bệnh nhân ung thư xoang mũi nên ăn gì?

Dưới đây là các nhóm thực phẩm tốt cho bệnh nhân ung thư xoang mũi:

- Thực phẩm có chứa tinh bột:

Người bệnh cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng với đầy đủ tinh bột, ngũ cốc nguyên hạt như gạo, lúa, mì, lúa mạch, ngô… Kèm theo đó, bạn có thể đổi bữa với khoai tây, khoai sọ, sắn dây, khoai lang… Các chất này có tác dụng sản sinh năng lượng, cho mọi hoạt động sống của cơ thể cũng như tăng cường khả năng đề kháng, phòng tránh bệnh tật.

- Thực phẩm giàu chất đạm:

Bệnh nhân cần chú ý cân đối hàm lượng protein động vật và thực vật. Trong đó, nguồn protein động vật đến từ các loại thịt gia cầm, thịt lợn nạc, thịt bò hay hải sản như tô, cua, cá… Các loại thực phẩm này không chỉ giàu protein mà còn cung cấp axit amin, các loại vi chất quý giá… Nhờ đó giúp tăng cường đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh ung thư.

- Uống nước trà xanh:

Theo các nghiên cứu khoa học, các hoạt chất có trong trà xanh có tác dụng phòng chống và điều trị ung thư hiệu quả. Các thành phần này có tác dụng làm thay đổi quá trình trao đổi chất của tế bào ung thư và khiến chúng bị suy kiệt, giết chết. Do đó, người bệnh nên duy trì thói quen uống 2-3 tách trà xanh mỗi ngày để giảm 50% nguy cơ mắc bệnh ung thư xoang mũi.

- Các loại rau xanh, trái cây, đặc biệt là súp lơ:

Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến khích bệnh nhân ung thư xoang mũi tăng cường bổ sung lượng rau xanh, trái cây trong khẩu phần ăn mỗi ngày. Trong đó, súp lơ xanh là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào như vitamin, khoáng chất, sulforaphane… Chúng có tác dụng tăng cường enzyme, thải độc tố và làm giảm nguy cơ gây ung thư.

- Sử dụng tỏi làm gia vị chế biến món ăn:

Tỏi chứa nhiều selen có tác dụng thúc đẩy quá trình phân hủy peroxit. Nhờ đó giảm lượng oxy nuôi dưỡng khối u ác tính, làm cho chúng chậm phát triển và suy yếu. Ngoài ra, các thành phần khác trong tỏi có góp phần làm chậm quá trình nhân lên của tế bào ung thư có trong cơ thể.

7.2. Ung thư xoang mũi không nên ăn gì?

Bên cạnh các nhóm thực phẩm tốt, nên ăn, bệnh nhân cũng cần chú ý tránh xa các loại sau đây:

- Đồ ăn chiên, xào, rán có nhiều dầu mỡ:

Các đồ ăn có nhiều dầu mỡ, chiên rán nhiều lần không tốt cho sức khỏe nói chung và bệnh nhân ung thư xoang mũi nói chung. Chúng sẽ khiến tình trạng tiết dịch nhầy trở nên nặng hơn làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Ngoài ra, dầu mỡ có làm tăng lượng cholesterol trong máu, cản trở sự hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể.

- Đồ ăn cay nóng, nhiều gia vị:

Khi ăn đồ nóng, có nhiều gia vị, vùng mũi của bệnh nhân sẽ bị kích ứng, đau nhức dữ dội, khiến các triệu chứng càng trở nên nặng hơn. Không chỉ vậy, đồ ăn cay nóng còn không tốt cho dạ dày, axit dạ dày bị trào ngược có thể tấn công và làm ảnh hưởng đến vòm họng, mũi.

- Các chất kích thích:

Các chất kích thích bao gồm thuốc lá, rượu bia và nước ngọt, đồ uống có ga… Đây là các thực phẩm bệnh nhân viêm xoang cần nghiêm túc tránh xa bởi chúng rất dễ gây kích ứng, khiến mũi sưng đỏ, viêm nhiễm.

8. Các câu hỏi thường gặp về bệnh ung thư xoang mũi

Người bệnh có rất nhiều câu hỏi như ung thư xoang mũi là gì, bệnh có điều trị được hay không, ung thư mũi có lây lan và di truyền từ cha mẹ sang con cái… Dưới đây là các giải đáp của bác sĩ chuyên khoa cho những vấn đề này:

- Ung thư xoang mũi có chữa được không?

Ung thư xoang mũi là căn bệnh nguy hiểm và hiếm gặp. Tuy nhiên, bệnh nhân và người nhà không nên quá lo lắng. Bởi nếu bệnh được phát hiện sớm khi khối u chưa lấn sang hệ bạch huyết và tế bào ung thư chưa di căn vẫn có thể điều trị và phục hồi.

Do đó, điều quan trọng lúc này là người bệnh cần chú ý tuân thủ kế hoạch điều trị của bác sĩ chuyên khoa đưa ra, áp dụng chế độ ăn uống, luyện tập thể thao nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe. Đồng thời, hãy giữ cho mình tâm trạng thoải mái, không nên quá căng thẳng, stress, bởi điều này sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

- Bệnh ung thư viêm xoang có lây không?

Khi tìm hiểu về bệnh ung thư xoang mũi là gì, nhiều người hoang mang và lo lắng liệu ung thư có lây lan hay không. Theo đó, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, ung thư xoang mũi là một trong số hiếm các bệnh ung thư có thể lây từ người này sang người khác. Tuy nhiên, tỷ lệ lây nhiễm không quá cao và phụ thuộc vào cả sức đề kháng của mỗi người.

Do đó, đối với những người có sức khỏe yếu, sức đề kháng không tốt cần đặc biệt cẩn thận. Bạn nên tuân thủ áp dụng các biện pháp phòng tránh và hạn chế tối đa tiếp xúc với người mắc bệnh. Con đường truyền nhuyễn của ung thư xoang mũi là qua nước bọt như khẩu trang, khăn mặt và bát đũa…

- Bệnh ung thư xoang mũi có di truyền không?

Các nghiên cứu khoa học cho biết không có một bằng chứng đáng tin nào cho thấy ung thư xoang mũi có thể di truyền từ thế hệ cha mẹ sang con cái. Tuy nhiên, yếu tố di truyền cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh đối với các thành viên trong gia đình.

10. Các hình ảnh về bệnh ung thư xoang mũi

Ung thư xoang mũi là gì? Cách nhận biết và điều trị bệnh hiệu quả - Ảnh 1.

Khối u ác tính phát triển ở mô trong mũi và xoang


Ung thư xoang mũi là gì? Cách nhận biết và điều trị bệnh hiệu quả - Ảnh 2.

Bệnh nhân ung thư xoang mũi thường chảy nước mũi và tiết dịch nhầy nhiều


Ung thư xoang mũi là gì? Cách nhận biết và điều trị bệnh hiệu quả - Ảnh 3.

Chảy máu mũi do khối u ác tính gây tổn thương mao mạch


Ung thư xoang mũi là gì? Cách nhận biết và điều trị bệnh hiệu quả - Ảnh 4.

Hình chụp Xquang của bệnh nhân bị ung thư xoang mũi

Ung thư xoang mũi là gì? Cách nhận biết và điều trị bệnh hiệu quả - Ảnh 5.

Ảnh chụp bệnh nhân ung xoang mũi do thói quen hút thuốc lá

Với những chia sẻ về bệnh ung thư xoang mũi là gì và cách phòng tránh, điều trị hiệu quả trên đây, bệnh nhân và người nhà có thể phần nào yên tâm. Điều đầu tiên khi phát hiện bản thân mắc bệnh là hãy thật bình tĩnh. Đồng thời nghiêm túc tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Kèm theo đó, bạn hãy luôn giữ cho mình một tâm trạng và thể lực tốt để có thể đáp ứng mọi yêu cầu điều trị, giúp bệnh nhanh chóng tuyên giảm và phục hồi.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm