Vạ vật giữa đêm ở sân bay Tân Sơn Nhất đón Việt kiều về ăn Tết

07/02/2018 - 18:01
Vạ vật giữa đêm ở sân bay Tân Sơn Nhất đón Việt kiều về ăn Tết; Bay từ Nhật về Nội Bài, hành khách bị bỏ lại hành lý; Sợ "tắc đường", dân thủ đô thả cá chép tiễn ông Công ông Táo về trời sớm... là những tin đô thị được quan tâm ngày 7/2.
Vạ vật giữa đêm ở sân bay Tân Sơn Nhất đón Việt kiều về ăn Tết

Những ngày cận Tết, tại khu vực ga Quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất luôn trong tình trạng đông nghẹt người từ sáng đến đêm. Khoảng 21h ngày 6/2 (21 tháng Chạp), khu vực cửa ra vào vẫn có hàng nghìn người đến đón Việt kiều về nước ăn Tết. Nhân viên an ninh liên tục nhắc nhở người đón đứng vào hàng, chừa lối đi cho hành khách rời sân bay.
gatan-son-nhat_1200x0.jpg Khoảng 21h ngày 6/2 (21 tháng Chạp), khu vực cửa ra vào vẫn có hàng nghìn người đến đón Việt kiều về nước ăn Tết. 

Theo nhân viên sân bay, ngày cuối năm vào lúc trưa và gần đêm là khoảng thời gian các chuyến bay Quốc tế hạ cánh tấp nập nhất.

Ở khu băng chuyền hành lý, đông nghẹt người chờ đợi để lấy đồ. Bên ngoài cửa ra, ban quản lý sân bay lập rào chắn, lắp ghế ngồi cho người đến đón nhưng không còn một chỗ trống. Ai cũng cố đến sớm để có được ghế ngồi thẳng cửa ra, vị trí rất dễ nhận ra người thân trong đám đông. Nhiều người không chịu nổi cảnh chen nhau nên lên lầu ngóng người thân qua ô cửa kính. Cảnh đông đúc, chờ đợi giữa đêm khuya khiến nhiều người mệt mỏi, ngáp ngủ.

Bà Nin (68 tuổi, quê Sóc Trăng) "căng" mắt chờ cháu ruột xuất hiện. "Gia đình tôi từ quê lên đây lúc 19h, đợi gần ba tiếng mà chưa thấy cháu đâu, sốt ruột lắm. Cháu tôi đi lấy chồng bên Malaysia, cả năm được về nước có lần nên ai cũng muốn đi đón", bà nói.

Đến rạng sáng 7/2, ga quốc tế vẫn còn khá đông người. Theo Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, tần suất các chuyến bay sẽ tăng cao và số lượng người đi, đến cũng rất đông trong dịp cận Tết. Hành khách cần hạn chế tối đa người nhà đưa tiễn hoặc đến đón nhằm tránh xảy ra tình trạng ùn ứ, lộn xộn. (Nguồn: VnExpress).

Bay từ Nhật về Nội Bài, hành khách bị bỏ lại hành lý

Tối 5/2, một số hành khách đi chuyến BL621 của Jetstar từ sân bay quốc tế Kansai (Nhật) về Nội Bài đã không thể nhận lại hành lý ngay do máy bay phải giảm tải để tiếp thêm nhiên liệu.

Nhiều người bức xúc vì chờ hơn hàng giờ đông hồ ở quầy hành lý thất lạc mới thấy nhân viên Jetstar đến giải quyết.
Đại diện Jetstar Pacific cho biết, chuyến bay từ Osaka về Hà Nội đã phải cắt giảm hành lý tại sân bay Osaka do tiên lượng thời tiết xấu trên đường bay để bảo đảm an toàn.
photo-1-15179170450271875332068.jpg Hàng trăm hành khách ngỡ ngàng khi xuống sân bay nhưng không nhận được hành lý.

Cụ thể, chuyến bay BL621 khởi hành từ Osaka về Hà Nội theo lịch trình. Tuy nhiên sau khi hành khách làm thủ tục và nhận thông báo khí tượng trước khi bay, cơ trưởng nhận thấy thời tiết xấu trên đường bay, gió ngược chiều nên thời gian bay hơn 5 tiếng thay vì 4,5 tiếng như dự kiến.

Do đó, để bảo đảm an toàn tối đa cho chuyến bay và hành khách, cơ trưởng quyết định nạp thêm nhiên liệu dự phòng.

Việc nạp thiêm nhiên liệu đi kèm với việc giảm tải trên máy bay nên bắt buộc phải cắt tải một số hành lý của khách ở lại sân bay Osaka để đảm bảo an toàn.

"Số hành lý đó sáng 6/2 đã được chuyển lên chuyến bay của Vietnam Airlines về Việt Nam chiều cùng ngày và tiến hành liên lạc trao lại cho hành khách. Hãng có trách nhiệm bàn giao cho khách”, đại diện Jetstar thông tin.

Ngay sau khi hành lý về đến Việt Nam chiều 6/2, Jetstar đã bàn giao cho khách, một số khách chưa nhận sẽ tiếp tục được bàn giao trong ngày 7/2.

Jetstar Pacific cũng gửi lời xin lỗi và mong hành khách thông cảm, chia sẻ cùng hãng trong tình huống bắt buộc để bảo đảm an toàn tối đa theo quy chuẩn của ngành hàng không. (Nguồn: Vietnamnet)

Sợ "tắc đường", dân thủ đô thả cá chép tiễn ông Công ông Táo về trời sớm

Mặc dù ngày mai mới chính lễ 23 tháng Chạp nhưng hôm nay (7/2), nhiều người dân Hà Nội đã mang cá chép ra Sông Hồng, Hồ Tây... thả sớm tiễn ông Công ông Táo về trời.
ca2.jpgNgười dân thả cá ở Hồ Tây sáng 22 tháng Chạp
 
Tại cầu Long Biên, một số người cũng đến thả cá từ sáng sớm 22 tháng Chạp.

Từng xô cá được kéo dây xuống tận lòng sông để thả, tránh việc ném xuống khiến cá chép bị chết.

Nhiều bạn trẻ tình nguyện có mặt trên cầu Long Biên, thuyết phục người dân thả cá, không thả túi nilon để giữ vệ sinh môi trường.
ca1.jpg
Các bạn trẻ tình nguyện có mặt tại cầu Long Biên thuyết phục người dân giữ vệ sinh môi trường
Ngoài ra, các tình nguyện viên còn dọn túi nilon, dọn rác xung quanh khu vực cầu Long Biên. (Nguồn: Lao Động)

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm