Vaccine quai bị và tổng hợp những thông tin cần biết

Mai Nhung
29/03/2021 - 08:10
Vaccine quai bị và tổng hợp những thông tin cần biết
Quai bị là bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan và nó có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Tiêm vaccine quai bị là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh. Khi có đủ số người trong cộng đồng được chủng ngừa bệnh quai bị, thì toàn bộ cộng đồng sẽ ít có nguy cơ mắc bệnh hơn.

1. Tác dụng của vắc xin quai bị là gì? 

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra. Bệnh rất dễ lây lan và có khả năng gây ra các biến chứng nghiêm trọng như mất thính lực, viêm màng não và tủy sống, viêm tinh hoàn ở nam giới,.... Tiêm vắc xin quai bị có tác dụng ngăn ngừa bệnh quai bị.

Vắc xin quai bị thuộc nhóm dị ứng và hệ miễn dịch, chứa sẵn chủng virus sống được làm giảm độc lực. Khi được tiêm vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ được tiếp xúc với virus gây bệnh đã suy yếu. Từ đó sinh ra kháng thể, phòng chống bệnh trong tương lai. 

Do là vắc xin quai bị là vắc xin kép, kết hợp phòng chống nhiều bệnh nên hiệu quả bảo vệ cơ thể chỉ còn khoảng 90 - 95%. Tuy nhiên, khi đã tiêm phòng, nếu bạn có mắc bệnh thì bệnh cũng sẽ nhẹ hơn, thời gian ngắn hơn và ít nguy cơ bị biến chứng hơn.

Vắc xin quai bị không chỉ có tác dụng ngăn ngừa bệnh ở các cá nhân, mà nó còn có ý nghĩa ở cấp độ quần thể. Các thống kê cho thấy, nếu tỉ lệ dân số trong vùng tiêm vắc xin đạt 90% thì hiệu quả ước tính đạt 85%. Nói theo cách khác, khi có đủ số người trong cộng đồng được chủng ngừa bệnh quai bị, thì toàn bộ cộng đồng sẽ ít có nguy cơ mắc bệnh hơn. 

2. Các loại vắc xin quai bị và liều dùng

Hiện nay, vắc xin quai bị thường được tiêm như một phần của vắc-xin kép nhằm chống lại nhiều căn bệnh truyền nhiễm hơn. Phổ biến nhất là 2 loại vắc xin MMR và MMRV

vắc xin quai bị mmr

Vắc xin quai bị MMR. (Ảnh Internet)

2.1. Vắc xin quai bị kép MMR

Vắc xin MMR là vắc xin kép giúp chống lại 3 bệnh sởi, quai bị và rubella. Thành phần quai bị của vắc xin MMR có hiệu quả khoảng 88% (khoảng 32-95%) khi một người được tiêm hai liều; một liều có hiệu quả khoảng 78% (khoảng 49% −92%).

Bộ Y tế khuyến cáo, MMR nên được tiêm chủng ngay từ khi còn nhỏ:

- Liều đầu tiên tiêm khi trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi.

- Liều thứ hai tiêm khi trẻ từ 4 đến 6 tuổi.

2.2. Vắc xin MMRV

Vắc xin MMRV là vắc xin kép bảo vệ bạn khỏi 4 bệnh sởi, quai bị, rubella và thủy đậu. Vắc xin này chỉ được cấp phép sử dụng cho trẻ em từ 12 tháng đến 12 tuổi.

3. Tác dụng phụ của vắc xin quai bị

Cũng giống như việc tiêm các loại vắc xin khác thì khi tiêm vắc xin quai bị cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ. Thật may là các tác dụng phụ của vắc xin quai bị thường nhẹ và hết sau vài ngày. 

Các tác dụng phụ của vắc xin quai bị có thể bao gồm:

- Sốt.

- Phát ban nhẹ.

- Sưng hạch ở má hoặc cổ.

Tác dụng phụ của vắc xin quai bị

Tác dụng phụ của vắc xin quai bị có thể là sốt phát ban. (Ảnh Internet)

Các tác dụng phụ ít gặp hơn bao gồm:

- Đau hoặc cứng khớp, thường xảy ra ở phụ nữ.

- Co giật do sốt cao.

- Số lượng tiểu cầu thấp tạm thời.

Vì thế mà việc theo dõi chặt chẽ sau khi tiêm phòng là điều cần thiết. Hãy ở lại trạm y tế, trung tâm tiêm chủng ít nhất 30 phút sau khi tiêm.

4. Chỉ định và chống chỉ định

4.1. Ai nên tiêm vắc xin quai bị?

- Tất cả trẻ em đều cần được tiêm vắc xin quai bị. Hiện nay, ở Việt Nam đã đưa mũi tiêm phòng quai bị vào lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ em từ 1 đến 6 tuổi. Các bậc phụ huynh cần theo dõi lịch tiêm chủng để đảm bảo an toàn cho trẻ trước các dịch bệnh.

- Người lớn có thể cần phải chủng ngừa bệnh quai bị nếu họ không được chủng ngừa khi còn nhỏ. Hãy nhờ bác sĩ tư vấn loại vắc xin quai bị phù hợp với bạn.

4.2. Chống chỉ định

- Người có hệ miễn dịch suy yếu như bệnh nhân HIV/AIDS, bệnh lao, ung thư,.....

Làm cách nào để nhận biết Một người đang có hệ miễn dịch suy yếu sẽ có những biểu hiện nào?

- Những người đang dùng thuốc có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch hoặc có tương tác với vắc xin.

- Có tiền sử bị tiểu cầu thấp (rối loạn máu).

- Đã tiêm một loại vắc xin khác trong tháng.

- Gần đây đã được truyền máu hoặc được cung cấp các sản phẩm máu khác, như huyết tương.

Nguồn dịch: https://www.cdc.gov/vaccines/vpd/mumps/index.html#:~:text=MMR vaccine is very safe,, and varicella (chickenpox).


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm