GS.TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ TƯ cho biết, những năm trước, vacciene bại liệt OPV chứa 3 tuýp được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu và tại Việt Nam nhằm ngăn chặn bệnh bại liệt. Đây là biện pháp hiệu quả trong phòng, chống bệnh bại liệt. Tháng 9/2015, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố thanh toán virus bại liệt hoang dại tuýp 2 trên toàn cầu. Nếu tiếp tục sử dụng vaccine bại liệt chứa tuýp 2, trẻ sẽ có nguy cơ bị bại liệt do virus tuýp 2 biến đổi di truyền. Hơn nữa, virus bại liệt tuýp 2 đã được thanh toán nên không nhất thiết phải uống vaccine phòng bệnh do tuýp virus này gây ra.
Hiện nay, virus dại tuýp 1 và 3 vẫn còn lưu hành trên thế giới. Vì vậy, để ngăn ngừa bại liệt và loại bỏ hoàn toàn bại liệt tuýp 2, WHO đã họp và thống nhất yêu cầu các quốc gia chuyển đổi thay thế vaccine bại liệt uống 3 tuýp (gồm týp 1, 2, 3) bằng vaccine bại liệt uống 2 tuýp (tuýp 1 và 3) trong Chương trình tiêm chủng mở rộng từ tháng 5/2016. Thực hiện khuyến cáo của WHO, từ tháng 6/2016, Việt Nam sẽ chuyển thay thế vaccine bại liệt uống 3 tuýp bằng vaccine bại liệt uống 2 tuýp.
Hiện nay, virus dại tuýp 1 và 3 vẫn còn lưu hành trên thế giới. Vì vậy, để ngăn ngừa bại liệt và loại bỏ hoàn toàn bại liệt tuýp 2, WHO đã họp và thống nhất yêu cầu các quốc gia chuyển đổi thay thế vaccine bại liệt uống 3 tuýp (gồm týp 1, 2, 3) bằng vaccine bại liệt uống 2 tuýp (tuýp 1 và 3) trong Chương trình tiêm chủng mở rộng từ tháng 5/2016. Thực hiện khuyến cáo của WHO, từ tháng 6/2016, Việt Nam sẽ chuyển thay thế vaccine bại liệt uống 3 tuýp bằng vaccine bại liệt uống 2 tuýp.
GS.TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ TƯ |
Về tính an toàn của vaccine bại liệt chứa 2 tuýp, GS Đức Anh cho biết, cả hai loại vaccine 3 tuýp và 2 tuýp xin đều an toàn và hiệu quả, chỉ khác nhau về thành phần kháng nguyên phòng bệnh bại liệt. Do đã được kiểm nghiệm và sử dụng rộng rãi trên toàn cầu, nên loại vaccine mới này đảm bảo an toàn.
Tuy nhiên, thực tế vẫn có một số trường hợp bị phản ứng sau khi uống vaccine. Về vấn đề này, GS Đức Anh cho rằng, những trường hợp này nguyên nhân không phải do vaccine mà bé bị phát bệnh gì đó trùng với thời điểm uống vaccine. Hoặc khi uống, nhân viên y tế không hỏi han kỹ tiền sử của trẻ mà vẫn cho uống vaccine, trong khi có một số trường hợp bị chống chỉ định.
Tuy nhiên, thực tế vẫn có một số trường hợp bị phản ứng sau khi uống vaccine. Về vấn đề này, GS Đức Anh cho rằng, những trường hợp này nguyên nhân không phải do vaccine mà bé bị phát bệnh gì đó trùng với thời điểm uống vaccine. Hoặc khi uống, nhân viên y tế không hỏi han kỹ tiền sử của trẻ mà vẫn cho uống vaccine, trong khi có một số trường hợp bị chống chỉ định.
Tiêm vaccine cho trẻ trong Chương trình tiêm chủng mở rộng |
Vì vậy, trước khi cho trẻ uống vaccine, nhân viên y tế cần kiểm tra tình trạng sức khoẻ bằng cách hỏi phụ huynh về tình trạng của bé. Đồng thời, quan sát cũng như dùng các biện pháp cần thiết khác để thực hiện chống chỉ định sử dụng vaccine (chống chỉ định với bệnh bạch cầu, các bệnh suy giảm hoặc không có miễn dịch tế bào, trẻ đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch, nôn; ỉa chảy; có tiền sử dị ứng với vaccine). Cha mẹ cũng cần thông tin về sức khỏe, tiền sử bệnh tật của con cho cán bộ y tế; không nên đưa trẻ đang ốm, sốt, vừa mới ốm dậy... đi uống, để hạn chế tốt đa phản ứng sau uống vaccine.