Vành tai có vảy trắng là bệnh gì?

Ngọc Lan
07/04/2022 - 13:37
Vành tai có vảy trắng là bệnh gì?
Đột nhiên xuất hiện triệu chứng vành tai có vảy trắng có thể sẽ gây nhiều lo lắng cho mọi người. Vậy tình trạng vành tai có vảy trắng là hiện tượng bệnh gì? Xử lý bằng cách nào?

Các triệu chứng trên vành tai, cụ thể là triệu chứng khi vành tai có vảy trắng kèm theo đó là có thể không ngứa hoặc bị ngứa ít, thỉnh thoảng mới bị ngứa đây rất có thể là dấu hiệu của một số bệnh như: Viêm da tiết bã, vảy nến, có thể bị á sừng dạng vảy nến...

Không chỉ vậy, tình trạng vành tai có vảy trắng còn có thể xuất hiện đơn thuần do việc vệ sinh không đảm bảo, điều này khiến các bụi bẩn bám lại trên da và gây ra tình trạng vảy trắng trên tai.

1. Vảy nến có thể khiến vành tai có vảy trắng

Được biết, vảy nến là một tình trạng miễn dịch mãn tính của cơ thể gây ảnh hưởng đến da. Hơn nữa khi các tế bào da này tích tụ lại trên một số vùng của cơ thể và có thể xuất hiện ở cả tai. Quan trọng hơn cả, việc không điều trị vảy nến kịp thời còn có thể gây mất thính giác tạm thời hoặc vĩnh viễn vô cùng nguy hiểm.

1.1. Nguyên nhân gây vảy nến ở tai

Những người mắc vảy nến thông thường có hệ miễn dịch hoạt động một cách quá mức. Chính điều này trở thành nguyên nhân làm kích thích tế bào da dư thừa diễn ra nhanh chóng hơn.

Hơn nữa lúc này nếu cơ thể mất khoảng 28 ngày để sản xuất ra các tế bào da khỏe mạnh mới thì trong chính khoảng thời gian này cơ thể cũng sẽ loại bỏ các tế bào da cũ và đồng thời nhường chỗ cho những tế bào mới.

Ở người bị vảy nến, khi cơ thể tạo ra các tế bào dưới da sẽ mất thời gian từ 3 đến 4 ngày. Đồng thời điều này còn gây ra tình trạng tích tụ tế bào cũ và mới ở cùng một nơi, đồng thời hình thành các vảy dày có màu đỏ hoặc xám hay còn được gọi là vảy nến.

Vành tai có vảy trắng là bệnh gì? Điều trị bằng cách nào? - Ảnh 2.

Bệnh vảy nến có thể khiến da của người bệnh bị sần sùi, đóng vảy - Ảnh Internet

Đọc thêm:

- Ngoài vẩy nến da đầu còn vị trí nào dễ bị "mọc" vảy nữa?

- Vảy nến: căn bệnh không rõ nguyên nhân khiến nhiều người khốn khổ

Thực chất vảy nến được biết đến là một dạng bệnh lý không gây đau, tuy nhiên vành tai có vảy trắng lại gây ra khó chịu, thậm chí có nhiều trường hợp còn gây ngứa ngáy, nứt nẻ hoặc chảy máu ở người bệnh.

Đến thời điểm hiện tại các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân gây bệnh vảy nến. Đây cũng là lý do cho biết tại sao vảy nến chỉ xuất hiện ở người này mà không xuất hiện đối với người khác.

Lưu ý, không nên nhầm lẫn vảy nến là bệnh lây nhiễm. Về bản chất thì vảy nến được biết đến là một bệnh bình thường, các nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh rằng đây không phải bệnh truyền nhiễm và bệnh cũng không lây lan thông qua đường tiếp xúc thông thường.

1.2. Vảy nến ở tai có nguy hiểm không?

Có thể thấy rằng các trường hợp bị vảy nến ở trong và xung quanh tai thực sự rất hiếm. Tuy nhiên nếu có xảy ra thì đây cũng là một cách thức lớn ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe mà còn đến tinh thần của người bệnh.

Bệnh vảy nến có thể khiến da của người bệnh bị sần sùi, đóng vảy. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho người bệnh xuất hiện cảm giác tự ti, đặc biệt là khi vảy nến xuất hiện ở trên vùng da hoặc da mặt.

Không chỉ vậy thì da mặt và da tai thường nhạy cảm hơn nhiều so với da ở các vị trí khác như khuỷu tay, đầu gối hay da đầu. Do đó, nếu tình trạng vảy nến xuất hiện ở trong và xung quanh tai thường sẽ gây ra nhiều khó khăn hơn trong quá trình điều trị và hơn nữa còn đòi hỏi các phương pháp điều trị chuyên biệt.

Đối với tình trạng vảy nến vày ráy tai có thể làm tích tụ bên trong tai gây ra tình trạng tắc nghẽn tai, đây còn là nguyên nhân khiến tai bị ngứa, đau rát và nghiêm trọng còn có thể làm suy giảm thính lực. Việc kiểm soát tình trạng vảy nến vô cùng cần thiết nhằm mục đích giảm được nguy cơ bị mất thính lực.

Vành tai có vảy trắng là bệnh gì? Điều trị bằng cách nào? - Ảnh 3.

Vảy nến là tình trạng khá nguy hiểm nếu như không được điều trị đúng cách và kịp thời - Ảnh Internet

1.3. Chữa trị vảy nến ở tai bằng cách nào?

Về bản chất có thể biết rằng tình trạng vảy nến ở tai thường không liên quan đến vấn đề vệ sinh, chấn thương hay một số vấn đề, yếu tố tương tự. Vì vậy nếu bị vảy nến và vành tai có vảy trắng do vảy nến gây ra thì tốt nhất nên chủ động tới bệnh viện để được thăm khám và nhận điều trị kịp thời.

Dù hiện nay vẫn chưa có biện pháp nào có thể điều trị một cách dứt điểm về bệnh vảy nến. Tuy nhiên có thể biết rằng căn bệnh này có thể được kiểm soát một cách an toàn nếu sử dụng thuốc đúng cách.

Lưu ý rằng, có rất nhiều loại thuốc có thể sử dụng điều trị vảy nến nhưng ở các bộ phận khác nhau và không phù hợp khi dùng điều trị cho tai. Vì vậy việc bôi một số loại kem bôi hay thuốc mỡ thậm chí còn có thể gây tổn thương màng nhĩ vô cùng nguy hiểm.

Tốt nhất nên tìm đến bác sĩ để thăm khám và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp đối với từng loại vấn đề trên tai mà người bệnh đang gặp phải.

2. Vành tai có vảy trắng do viêm tiết bã nhờn

Bệnh viêm tiết bã nhờn còn được biết đến là bệnh có diễn biến dai dẳng, kéo dài, không chỉ khó điều trị mà còn dễ tái phát.

Viêm tiết bã nhờn có thể xảy ra từ từ, không có diễn biến đột ngột và bệnh thường không khiến người mắc bệnh bị ngứa. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp mắc viêm tuyến bã nhờn bị ngứa ở mức độ nhẹ hoặc vừa. Đối với thời tiết nắng nóng, ra mồ hôi cũng có thể khiến cơn ngứa tăng lên.

Những vùng da bị bệnh còn có thể xuất hiện màu đỏ cam, bên trên có phủ vảy xám trắng, khô hoặc mỡ nhờn. Ngoài ra còn có thể xuất hiện vảy da có bờ rõ thường gặp ở ngực, lưng.

Viêm tiết bã nhờn cũng là một trong những nguyên nhân khiến vành tai có vảy trắng.

Vành tai có vảy trắng là bệnh gì? Điều trị bằng cách nào? - Ảnh 4.

Vùng da bị bệnh còn có thể xuất hiện màu đỏ cam, bên trên có phủ vảy xám trắng, khô hoặc mỡ nhờn - Ảnh Internet

Đọc thêm: Viêm da tiết bã: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh

2.1. Nguyên nhân gây viêm tiết bã nhờn

Viêm tiết bã nhờn có thể xuất hiện do một số nguyên nhân như:

- Tình trạng stress kéo dài, vấn đề sức khỏe tinh thần khi bị căng thẳng cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh viêm da tiết bã nhờn.

- Viêm tiết bã nhờn xảy ra còn có thể khiến quá trình tái tạo da bị rút ngắn, điều này cũng dẫn đến sự bong tróc các tế bào lớp sừng nhanh hơn và khiến chúng kết dính lại với nhau và tạo thành vảy có thể nhìn rõ.

Về cơ bản thì có thể biết rằng đến hiện nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng viêm tiết bã nhờn. Chỉ có thể giải thích đơn giản rằng đây là hiện tượng tăng chất bã hay nhờn trên da chính là nguyên nhân khiến cho da bị viêm.

Một số yếu tố liên quan đến viêm tiết bã nhờn gồm: tình trạng da bị nhờn, tiết nhiều dầu. Hormone cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển của viêm tiết bã nhờn. Ngoài ra, viêm tiết bã nhờn cũng có thể xảy ra do di truyền.

2.2. Viêm tiết bã nhờn điều trị thế nào?

Về quá trình điều trị bệnh viêm tiết bã nhờn còn tùy thuộc vào vị trí và mức độ bị viêm da cũng như mức độ nặng của triệu chứng.

Điều trị chung, các bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp với từng đối tượng, từng vị trí mà người bệnh bị viêm tiết bã nhờn đang gặp phải.

Đối với da đầu, người bệnh có thể sử dụng một số loại dầu gội có chứa hoạt chất ketoconazol, selenium sulfit, kẽm, ciclopirox để điều trị với liều lượng 2 lần một tuần với thời gian kéo dài khoảng 1 tháng.

Các vị trí bị viêm tiết bã nhờn khác như mặt, tai hoặc ngực và lưng thì cần được làm sạch bằng các dung dịch rửa không chứa xà phòng mỗi ngày từ 1 đến 2 lần.

Ngoài ra có thể dùng thêm các loại kem ketoconazol hoặc ciclopirox với liều lượng từ 1 lần trong 2 đến 4 tuần và cần nhắc lại nếu như cần thiết.

Người bị viêm tiết bã nhờn cần chú ý thay đổi thói quen sinh hoạt, hạn chế diễn tiến của tình trạng viêm da tiết bã, nên thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc đang điều trị viêm da và cả các loại thuốc hay các bệnh khác mà bạn đang mắc phải.

Nên sử dụng kem dưỡng để giữ ẩm cho da và gội đầu bằng xà phòng hàng ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ. Quan trọng, cần liên lạc với bác sĩ và báo cho bác sĩ biết nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường như viêm có vết mụn, chảy mủ, bị sốt hoặc khi xuất hiện những triệu chứng không thuyên giảm hoặc các triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Vành tai có vảy trắng là bệnh gì? Điều trị bằng cách nào? - Ảnh 5.

Cần liên lạc với bác sĩ và báo cho bác sĩ biết nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường như viêm có vết mụn, chảy mủ, bị sốt - Ảnh Internet

3. Vành tai có vảy trắng do á sừng dạng vảy nến

Á sừng được biết là một trong những bệnh lý phổ biến và còn rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh da liễu khác. Thường thì người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng nứt nẻ trên da. Á sừng vảy nến còn có thể gây tổn thương với những đám màu hồng nâu hoặc đỏ, có số lượng nhiều và phẳng với mặt da lành với kích thước từ 2 đến 5 cm.

Đối với á sừng dạng vảy nến có thể gây ngứa hoặc không. Bệnh có thể gây hiện tượng vành tai có vảy trắng.

Được biết, á sừng dạng vảy nến là một bệnh lành tính và tiến triển mạn tính kéo dài không xác định đối với một số trường hợp có thể tự khỏi sau nhiều năm.

3.1. Á sừng vảy nến do đâu?

Thực tế, đến thời điểm hiện tại thì các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân vảy nến á sừng là do đâu. Theo các nhà khoa học cho biết rằng bệnh này có thể liên quan đến các bất thường trong hệ miễn dịch và cũng là bộ gen của con người. Ngoài ra, đây còn là bệnh có thể bùng phát và nặng lên khi có các yếu tố nguy cơ gồm:

- Di truyền.

- Dị ứng.

- Khi cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng.

- Thời tiết ảnh hưởng khiến á sừng vảy nến trở nên nghiêm trọng hơn.

- Người mắc một số bệnh lý như viêm amidan, viêm họng...

- Khi gặp các chấn thương và nhiễm trùng trên da.

- Có thể do thay đổi nội tiết tố.

- Một vài yếu tố khác như sử dụng chất kích thích, hút thuốc lá, stress kéo dài hoặc do môi trường ô nhiễm.

Vành tai có vảy trắng là bệnh gì? Điều trị bằng cách nào? - Ảnh 6.

Á sừng còn được biết đến là một trong những bệnh lý phổ biến và còn rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh da liễu khác - Ảnh Internet

3.2. Điều trị á sừng vảy nến

Muốn điều trị á sừng vảy nến, tốt nhất nên tìm đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị đúng cách nhất.

Ngoài ra, người bệnh còn nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp để bệnh nhanh khỏi gồm:

- Nên ăn chế độ ăn uống tránh đường bởi vì lượng đường dư thừa trong chế độ ăn uống cũng là nguyên nhân làm nặng thêm tình trạng viêm.

- Người bệnh nên uống nhiều nước vì nước có tác dụng giúp hydrat hóa cho mọi bộ phận của cơ thể, gồm cả da.

- Tránh các loại thực phẩm kích ứng và chất béo bão hòa làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

- Cần loại bỏ chất béo chuyển hoá.

- Ăn chế độ ăn nhiều cá chứa omega-3.

- Lựa chọn các loại thực phẩm kháng viêm.

Có thể biết á sừng vảy nến bạn mắc phải là bệnh viêm da khác do cơ địa yếu và một số yếu tố khác gây ra. Nếu như xuất hiện các triệu chứng lạ trên cơ thể, tốt hơn hết nên tìm đến bác sĩ da liễu để kiểm tra và nhận điều trị kịp thời.

4. Điều trị vành tai có vảy trắng

Đối với tình trạng vành tai có vảy trắng, được điều trị chung như sau:

Đầu tiên người bệnh xuất hiện tình trạng vành tai có vảy trắng lưu ý rằng không nên tự ý bóc đám vảy trắng này ra. Người bệnh cần nghiêm túc thực hiện quá trình vệ sinh bằng nước muối sinh lý vào vùng tai.

Sau đó, sau khi tắm thì người đang thực hiện điều trị vành tai có vảy trắng cần lau tai sạch bằng khăn khô, mềm.

Ngoài ra, người bệnh không quên kiểm tra xem bên ngoài tai có khu vực và tình trạng nào xuất hiện vảy trắng tương tự như tình trạng trên tai đang gặp phải hay không. Nếu như còn nhiều vùng xuất hiện vảy trắng tương tự tuyệt đối người bệnh không nên chủ quan.

Đặc biệt lưu ý rằng nếu tình trạng vành tai có vảy trắng kéo dài không nên chủ quan. Lúc này người bệnh cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa để nhận thăm khám và nhận hướng dẫn điều trị đúng cách.

Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc bôi nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Đây cũng là một trong những cách hiệu quả nhằm tránh khiến trình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn cũng như gây ra các ảnh hưởng tới tai không đáng có khác.

Nguồn tham khảo:

1. Psoriasis

2. Natural remedies for seborrheic dermatitis

3. Psoriasis presenting as cutaneous horns


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm