Vào tổ liên kết để biết cách làm ăn

10/08/2016 - 13:40
Năm 2015 Hội LHPN xã Ninh Trung, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) thành lập Tổ liên kết chăn nuôi thả vườn tại chi hội phụ nữ thôn Mông Phú thuộc Hội LHPN xã Ninh Trung quản lý.

Tổ phụ nữ liên kết có 15 thành viên với 01 tổ trưởng, 01 tổ phó và 01 thư ký để điều hành tổ liên kết.

Tổ liên kết quyết định việc họp tổ viên hoặc đại diện tổ viên theo thời gian tháng sinh hoạt/1 lần. Tổ liên kết chia sẻ kinh nghiệm, tạo việc làm, tăng tính liên kết, hỗ trợ phụ nữ nghèo,  phụ nữ nghèo làm chủ hộ, phụ nữ đơn thân, giải quyết việc làm một số  phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, giảm nghèo bền vững  đồng thời để nhân rộng mô hình và đề xuất chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho phụ nữ đồng thời nâng cao nhận thức về trình độ khoa học kỷ thuật về  chăn nuôi, tăng thu nhập cho một số chị em lao động nữ, đáp ứng được nhu cầu thực tế tại địa phương.

Trong quá trình thực hiện lúc đầu các thành viên trong tổ không ít gặp khó khăn về vốn, con giống, mua thực phẩm và kiến thức.

image001.jpg
 Nuôi gà sạch tại tổ liên kết

Tổ liên kết hoạt động theo nguyên tắc: Tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và cùng có lợi, biểu quyết theo đa số, Tự chủ về tài chính, tự trang trãi các kinh phí họat động. Trước tình hình đó các thành viên trong tổ góp vốn tiết kiệm xoay vòng từ chi, tổ Hội, ngoài ra vận động các thành viên tham gia tiết kiệm từ các thành viên trong tổ, vay vốn chương trình giải quyết việc làm cho các thành viên trong tổ.

Tổ chức cho các thành viên trong tổ tập huấn các lớp chăn nuôi chuyển giao khoa học kỹ thuật, về kiến thức, kỹ năng về  nuôi gà thả vườn, giới thiệu sản phẩm, tổ chức mở lớp dạy nghề cho các thành viên trong tổ (thời gian 3 tháng)

 Trong quá trình thực hiện, Tổ liên kết phối hợp hỗ trợ mời cán bộ Khuyến nông đến tập huấn về cách nuôi gà; cán bộ Thú y thường xuyên kiểm tra và kịp thời hỗ trợ phòng trừ dịch bệnh. Các hội viên phải thực hiện đầy đủ các quy trình chăm sóc, vệ sinh, tiêm phòng theo hướng dẫn của ngành Thú y, hạn chế dùng cám thực phẩm ảnh hưởng đến chất lượng thịt, chuồng trại chăn nuôi bằng đệm lót sinh học.

Các thành viên trong tổ với mức tiết kiệm 2.000.000 đồng/tháng cho 01 thành viên vay. Bên cạnh đó, các thành viên trong tổ còn thường xuyên chia sẻ, hỗ trợ nhau về kiến thức khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm trong sản xuất chăn nuôi, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm. Qua sinh hoạt tổ, thu nhập của các hộ thành viên tương đối ổn định, lứa nuôi đầu trung bình mỗi chị thu lãi được từ 3.000.000đ đến 3.500.000 đồng/3tháng

          Để hoạt động của "Tổ phụ nữ liên kết nuôi gà thả vườn" đi vào chiều sâu, Hội LHPN xã thường xuyên theo dõi, hướng dẫn cách thức tổ chức hoạt động của tổ, phối hợp với cán bộ khuyến nông tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các thành viên trong tổ đồng thời tín chấp cho các thành viên vay vốn. Hoạt động của "Tổ phụ nữ liên kết nuôi gà thả vườn " là mô hình hiệu quả trong việc liên kết chăn nuôi đến khâu tiêu thụ, góp phần từng bước hạn chế việc chăn nuôi tự phát, nhỏ lẻ, ẩn chứa nhiều rủi ro của các hộ gia đình chăn nuôi cá thể.

Mội trong những mô hình thí điểm "Tổ phụ nữ liên kết nuôi gà thả vườn” đầu tiên được triển khai Hội LHPN xã Ninh Trung phát huy thế mạnh nghề chăn nuôi tại địa phương, mỗi thành viên tham gia tổ liên kết luôn duy trì đàn gà từ 1500 - 2000 con gà  (3 lứa/năm). Quy trình chăn nuôi của các thành viên trong tổ đều thực hiện đúng theo hướng dẫn  nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm sạch 100%.

Từ kết quả hoạt động của Tổ phụ nữ liên kết tại chi Hội phụ nữ thôn Mông Phú xã Ninh Trung tiếp tục nhân rộng mô hình này toàn 7 chi hội trên địa bàn toàn xã.

          Mô hình "Tổ phụ nữ liên kết nuôi gà thả vườn” là loại hình mô hình mới được triển khai thực hiện. Vừa làm, vừa học hỏi, vừa rút kinh nghiệm, nhưng đến nay, mô hình này đã được Chi hội phụ nữ thôn Mông Phú triển khai tương đối thành công. Tuy nhiên, để các mô hình "Tổ phụ nữ liên kết” trên địa bàn xã  duy trì tốt hoạt động đòi hỏi trong thời gian tới Hội LHPN xã cần tiếp tục quan tâm hướng dẫn, kiểm tra, khai thác các nguồn hỗ trợ để các mô hình liên kết phát triển bền vững, tích cực hỗ trợ phụ nữ tại địa phương phát triển kinh tế gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc. Góp phần 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                           

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                           

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm