Về Đồng Tháp mùa này đâu đâu cũng thấp thoáng sen hồng
23/08/2018 - 07:00
Không phải ngẫu nhiên mà nơi đây được gọi tên là vùng đất sen hồng. Mùa này, khi ngang qua Đồng Tháp, dọc các con đường từ Sa Đéc tới Cao Lãnh, Thanh Bình hay Tam Nông đều thấy từ ngoài ruộng, trong rừng, vào nhà, ra phố… đâu đâu cũng thấp thoáng dáng sen hồng.
Tại trục giữa phân chia hai làn của đường Phạm Hữu Lầu, Phường 6, Thành phố Cao Lãnh, cứ cách chừng 15-20 m lại có một bồn sen với những bóng sen hồng thấp thoáng giữa dòng xe...Hoa sen thấp thoáng hòa mình và những chiếc taxi trên phố cũng được sơn màu của sen.Sen khoe sắc ngay trước cổng vào Thư viện tỉnh “Tháp Mười đẹp nhất bông sen”
Trên đoạn đường từ TP Cao Lãnh về huyện Thanh Bình dài chừng hơn 20 km nhưng cứ đi một đoạn lại thấp thoáng xuất hiện một đầm sen.Về tới Tràm Chim huyện Tam Nông, sen hoang dã và thuần khiết giữa rừng ngập mặn.Trong nhiều gia đình, sen được trồng trong các chậu, chum thuyền cũ… giữa sân nhà. Người Đồng Tháp thu hoạch sen Trong đời sống văn hóa, sinh hoạt, người Đồng Tháp còn thường dùng sen để trưng bày, trang trí cúng lễ, hội họp… Về ẩm thực, lá sen già để gói cơm, bánh xôi, đọt sen ăn cùng cá nướng, hạt sen làm mứt, bánh, sữa …; củ sen nấu canh, làm dưa, ngó sen làm gỏi, tim sen làm thuốc, ướp trà, hoa sen lá sen dùng làm rượu…Năm 2007, UBND tỉnh Đồng Tháp công bố biểu tượng (logo) của tỉnh được thể hiện theo hình tròn cách điệu của con sếu và bông sen. Khi bước vào địa phận tỉnh Đồng Tháp là tấm biển lớn thiết kế hình hoa sen cách điệu và dòng chữ: “Đất sen hồng Đồng Tháp mến chào quý khách”. Chính quyền nơi đây cũng từng tổ chức nhiều lễ hội về Sen... Hiện tổng diện tích sen được trồng trong toàn tỉnh khoảng hơn 167 ha, trong đó tập trung nhiều ở các huyện Cao Lãnh, Tam Nông và Thanh Bình và Tháp Mười…