Véo má trẻ: Sướng tay nhưng hại con

Minh Nhật
01/10/2022 - 06:27
Nhìn một đứa trẻ đáng yêu, người lớn thường thích véo má chúng. Tuy nhiên hành động ấy lại vô tình khiến trẻ gặp nguy hiểm.

Trẻ nhỏ sở hữu da mặt mịn màng cùng đôi má phúng phính khiến ai cũng muốn véo hoặc cưng nựng, ôm ấp. Tuy nhiên, ngoài việc hôn trẻ, tung hứng trẻ thì hành động véo má chúng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Người lớn nên bỏ ngay thói quen không tốt này nhé. Dưới đây là những tác hại không ngờ khi trẻ bị véo má.

1. Con đau và khóc thét

Nếu người véo má trẻ là người thân quen thuộc của chúng, trẻ có thể không phản ứng. Nhưng với người lạ, hành động âu yếm bé, đặc biệt lại là hành vi bẹo má sẽ khiến trẻ nảy sinh tâm lý căng thẳng, sợ hãi và khóc thét. Sự sợ hãi này có thể ám ảnh trẻ cả vào trong giấc ngủ, ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ của bé.

Ngoài ra, nhiều người vì quá yêu trẻ nên thường bẹo má chúng thật đau. Khi bé cảm thấy đau đớn, con cũng sẽ gào khóc. Hành động khiến trẻ khóc thét thật sự không tốt chút nào. Vì vậy cha mẹ hãy bỏ ngay thói quen này, đồng thời cũng nên nhắc nhở người thân của mình nếu họ có ý định bẹo má trẻ.

Bỏ ngay thói quen véo má trẻ nếu không muốn con gặp nguy hiểm tính mạng! - Ảnh 1.

2. Viêm da, dị ứng

Da của trẻ thường mỏng và rất nhạy cảm. Còn bàn tay của người lớn thì lại tiếp xúc với nhiều thứ. Việc véo má bé nhiều lần có thể làm tổn thương da và khiến trẻ dễ mắc các chứng bệnh ngoài da hoặc dị ứng.

Vì thế người lớn nên hạn chế chạm vào mặt, miệng trẻ.

3. Ảnh hưởng đến hình dáng khuôn mặt

Nếu trẻ bị véo má quá nhiều lần có thể sẽ dẫn đến việc mất cân xứng của 2 hàm trái phải. Về lâu về lâu dài, sẽ khiến mặt trẻ bị méo, gây biến dạng khuôn mặt bởi xương mặt của bé đến 5 tuổi về cơ bản mới phát triển đầy đủ.

Một số quan niệm xưa còn cho rằng, việc véo má trẻ có thể khiến chúng bị má bánh bao. Điều này làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của con.

4. Ảnh hưởng đến thính lực

Khi bị bẹo má, con có thể bị ảnh hưởng đến thính giác. Bởi tuyến mang tai của bé rất non nớt và chưa trưởng thành, lại gần sát vùng má nên rất dễ bị tổn thương. Việc bàn tay to của người lớn tác động lực vào má trẻ còn làm hỏng mô parotid, gây thủng màng nhĩ, viêm tai giữa,...

5. Ảnh hưởng đến hệ thần kinh

Theo các bác sĩ, mỡ má ở trẻ nhỏ dày nhưng chịu được lực thấp. Nếu con bị bẹo má nhiều lần sẽ làm cho tổ chức phần mềm, huyết quản và thần kinh ở đó bị tổn thương. Chưa kể, ở hai má của trẻ có một đôi tuyến nước bọt có nhiệm vụ tiết ra nước bọt. Nó nối liền với ống tuyến nước bọt. Việc con bị bẹo má sẽ dẫn đến hiện tượng trẻ bị chảy nhiều dãi, hoặc vi khuẩn ở trong khoang miệng qua ống tuyến nước bọt đi ngược trở lại mà gây nên cảm nhiễm tuyến nước bọt...

Bỏ ngay thói quen véo má trẻ nếu không muốn con gặp nguy hiểm tính mạng! - Ảnh 2.

Trên đây là tác hại không ngờ của việc véo má trẻ người lớn cần rút kinh nghiệm khi gần gũi chúng. Bởi sau khi trẻ rời bụng mẹ, con đến thế giới bên ngoài đầy ồn ào và náo nhiệt. Lúc này, hệ miễn dịch của bé rất thấp. Con rất dễ bị các virus có hại xâm nhập và làm tổn thương cơ thể. Do đó, phụ huynh cần nhanh chóng xây dựng một môi trường thích hợp cho sự phát triển của trẻ, giúp trẻ phát triển lành mạnh.

Có rất nhiều cách để phụ huynh thể hiện tình yêu của mình với trẻ. Chúng ta có thể bế chúng, mua cho con 1 món đồ chơi, chơi với trẻ hoặc nói lời yêu thương với con. Mẹ hãy bế con lên, nhìn vào mắt bé một cách trìu mến, cười tươi và nói với chúng thật nhiều. Chỉ cần thế thôi, trẻ sẽ cảm nhận thấy "mình được nâng niu" hay "mình khiến mẹ thật hạnh phúc"…

Không chỉ nên bỏ thói quen véo má trẻ mà nhiều thói quen khác của người lớn cũng cần sửa đổi. Đó là thơm hôn, mớm cơm, ngậm thìa ăn của trẻ, hay tung hứng, rung lắc trẻ... Xương khớp và hệ miễn dịch của trẻ khá mong manh, vì vậy để đảm bảo an toàn cho chúng, người lớn cần lưu ý nhé.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm