pnvnonline@phunuvietnam.vn
Vì sao bò Tây Tạng lại được coi là "báu vật" của vùng cao nguyên?
Bò Tây Tạng là loài động vật có vú sống ở vùng núi cao và được coi là loài động vật có vú sống ở độ cao lớn nhất thế giới. Bò Tây Tạng có thân hình mập mạp, lông dày, sống ở dãy Himalaya, cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng (Trung Quốc) và xa về phía bắc tới tận Mông Cổ.
Bài viết này sẽ giới thiệu về nguồn gốc của bò Tây Tạng, và tìm hiểu về câu hỏi bò Tây Tạng là động vật hoang dã hay thuần hóa, điểm khác nhau giữa chúng là gì?
Bò Tây Tạng hay còn gọi là Yak, chúng là loài động vật có vú sống trên cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng, phân bố ở những khu vực có độ cao trên 3.000 mét so với mực nước biển, thuộc bộ Artiodactyla và họ Bovidae. Yak có thân hình mập mạp, lông dày, đầu tương đối nhỏ, đuôi ngắn và đặc biệt là móng guốc to và rộng, giống như bàn chân của những con gấu.
Yak phân bố ở các vùng núi cao và có thể chịu được các môi trường khắc nghiệt như lạnh giá, hạn hán và sa mạc hóa. Bò Tây Tạng chủ yếu phân bố ở Tây Tạng, Thanh Hải và các khu vực khác của Trung Quốc, cũng như Ấn Độ, Pakistan, Nepal và các quốc gia trên dãy Himalaya, trên thế giới có 16 triệu con bò Tây Tạng, riêng Trung Quốc chiếm hơn 15 triệu con.
Nguồn gốc của bò Tây Tạng có thể bắt nguồn từ kỷ Pleistocene, khoảng 3 triệu năm trước. Vào thời điểm đó, chúng được phân bố rộng rãi ở phía bắc của lục địa Âu-Á. Mãi đến 700.000 năm trước, tổ tiên của bò Tây Tạng mới bắt đầu di cư đến các vùng đồng cỏ của Trung Á.
Với sự chuyển động của vỏ Trái Đất và biến đổi khí hậu, tổ tiên của Yak dần dần di cư đến các vùng núi cao. Theo thời gian, Yak phát triển thành như ngày nay và thích nghi để tồn tại trong môi trường núi cao.
Do bò Tây Tạng có đặc tính sinh tồn trong môi trường khắc nghiệt nên chúng được con người thuần hóa và sử dụng làm gia súc lấy sức kéo, thịt, sữa và lông đồng thời mở rộng khu vực phân bố cũng như số lượng.
Trên thực tế, có 2 loại Yak: hoang dã và thuần hóa. Bò Tây Tạng hoang dã chủ yếu sống trên đồng cỏ núi cao của Tây Tạng, Thanh Hải và những nơi khác của Trung Quốc. Bò Tây Tạng thuần hóa thì chủ yếu phân bố ở các khu vực Tây Tạng, Thanh Hải, Cam Túc và những nơi khác.
Lịch sử thuần hóa bò Tây Tạng có thể bắt nguồn từ thời cổ đại và con người bắt đầu thuần hóa bò Tây Tạng từ 5.000 năm trước. Vào thời điểm đó, người dân chủ yếu nuôi bò Tây Tạng hoang dã tại nhà để làm giống, phục vụ cho mục đích trồng trọt, vận chuyển và làm thực phẩm.
Ngày nay, bò Tây Tạng thuần hóa đã trở thành một nguồn thu nhập và thịt quan trọng cho người dân Tây Tạng.
Có một số khác biệt nhất định giữa bò Tây Tạng hoang dã và bò Tây Tạng thuần hóa về hình thái, sinh thái và hành vi. Chủ yếu thể hiện ở các mặt sau:
Sự khác biệt về hình thái: Bò Tây Tạng hoang dã có kích thước tương đối lớn, lông màu nâu đen, chân ngắn và dày, thân hình rắn chắc hơn rất nhiều so với Yak thuần hóa. Bò Tây Tạng thuần hóa thường có kích thước nhỏ hơn, với nhiều màu lông khác nhau, chân tương đối dài và gầy, thân hình tương đối mảnh mai.
Sự khác biệt về sinh thái: bò Tây Tạng hoang dã chủ yếu sống ở những vùng đồng cỏ cao, lạnh giá và chủ yếu ăn cỏ dại và lúa mạch. Tuy nhiên, nhờ sự can thiệp của con người, bò Tây Tạng thuần hóa lại có môi trường sinh thái tương đối tốt và nguồn thức ăn dồi dào, với rơm, thức ăn tươi và cỏ khô là thức ăn chính của chúng.
Sự khác biệt về hành vi: Bò Tây Tạng hoang dã có tính tự chủ và độc lập rất cao, khả năng thích ứng mạnh mẽ, đồng thời có thể tồn tại và sinh sản trong môi trường núi cao. Bò Tây Tạng thuần hóa thì tương đối ngoan ngoãn vì chúng đã được con người thuần hóa trong một thời gian dài.
Tóm lại, Yak là động vật có vú sống trong môi trường núi cao với khả năng thích nghi và sức sống mạnh mẽ. Có hai loại bò Tây Tạng, hoang dã và thuần hóa, và giữa chúng có những khác biệt nhất định về hình thái, sinh thái và hành vi.
Chúng cũng là một nguồn thu nhập và thịt quan trọng đối với người dân địa phương, ở thời điểm hiện tại, Yak đang ngày càng thu hút nhiều sự quan tâm và chú ý của mọi người vì vẻ ngoài đẹp đẽ và độc đáo.