Vì sao người Trung Quốc xưa khuyên đàn ông, phụ nữ và người cao tuổi lần lượt không được đến 3 nơi này

PHAN
06/07/2022 - 19:46
Vì sao người Trung Quốc xưa khuyên đàn ông, phụ nữ và người cao tuổi lần lượt không được đến 3 nơi này
Trung Quốc có câu tục ngữ: "Nam không nhập Xuyên, nữ không nhập Tạng, lão không nhập Quảng", nghĩa là đàn ông không nên vào Tứ Xuyên, phụ nữ không nên đến Tây Tạng và người già không nên vào Quảng Đông. Nghe đơn giản nhưng ngụ ý vô cùng sâu xa.

Văn hóa Trung Quốc nổi tiếng với sự uyên thâm, sâu sắc và có bề dày lịch sử. Một trong số đó chính là ca dao tục ngữ. Trung Quốc có một câu tục ngữ rất độc đáo. Đó là: "Nam không nhập Xuyên, nữ không nhập Tạng, lão không nhập Quảng". 

Tứ Xuyên, Tây Tạng, Quảng Đông đều là những khu vực nổi tiếng và đặc biệt phát triển du lịch ở Trung Quốc. Nhưng tại sao câu nói lại khuyên người ta không nên đến những vùng đất này? Nó có thật sự đúng với ngày nay không?

1. "Nam không nhập Xuyên" - đàn ông không nên vào Tứ Xuyên

Bật mí  - Ảnh 1.

Bật mí  - Ảnh 2.

Bật mí  - Ảnh 3.

Thời xưa, Tứ Xuyên luôn là trận địa của các cuộc chiến, có địa hình thung lũng lòng chảo, 4 mặt núi bao quanh, dễ thủ khó công. Đồng thời, nơi đây còn rất giàu tài nguyên thiên nhiên, là cái nôi của nền văn minh Ba Thục cổ đại hơn 700 năm, khai quật được di chỉ Tam Tinh Đôi. 

Được biết, di chỉ Tam Tinh đôi là một di chỉ khảo cổ học nằm trong địa phận thành phố Quảng Hán, tỉnh Tứ Xuyên. Đồng thời, Tam Tinh Đôi cũng là tên gọi của một văn hóa thời đại đồ đồng trước đây chưa biết mà nó là di chỉ điển hình.

Vào thời cổ đại, bồn địa Tứ Xuyên có hai đặc điểm: Thứ nhất, chiến loạn xảy ra triền miên, binh đao loạn lạc. Thứ hai, vì dễ thủ khó công, giao thông không thuận tiện. Người xưa tin rằng khi đàn ông vào Tứ Xuyên cũng đồng nghĩa với việc phải tham gia chiến tranh, bị trói chân trong những cuộc chiến và con cháu đời sau cũng vậy. 

Ở thời hiện đại, điều kiện tự nhiên ở Tứ Xuyên hiền hòa hơn, khí hậu dễ chịu, trở thành nơi đất lành chim đậu, ai cũng muốn đến định cư. Hơn nữa người dân Tứ Xuyên có thái độ sống nhàn nhã; quán trà, nhà hàng và quán chơi mạt chược ở mở ra khắp mọi nơi. Ở Tứ Xuyên, con người dễ bị cuốn theo cuộc sống sung sướng bình lặng.

"Nam không nhập Xuyên" ở đây có ý nghĩa sâu xa rằng nhắc nhở đấng nam nhi nên thoát ly vùng an toàn để tranh đấu cho quang vinh, khám phá thế giới.

2. "Nữ không nhập Tạng" - phụ nữ không nên đến Tây Tạng

Bật mí  - Ảnh 4.

Bật mí  - Ảnh 6.

Vào thời nhà Đường, Tây Tạng được gọi là "Thổ Phiên". Trong mắt người xưa, Tây Tạng rất xa xôi, người đàn ông khi đó cần phải kề cận phụng dưỡng bố mẹ, không được đi xa. Hơn nữa, xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ, nam đã không được đi xa, huống hồ chi người phụ nữ! 

Đồng thời, giao thông thời cổ đại không thuận tiện, vào Tây Tạng là chuyện vô cùng khó khăn. Thậm chí ngày nay, có một số vùng đất không có người ở ở Tây Tạng, nơi các loài thú dữ bị ám ảnh.

Cho dù ở thời hiện đại, Tây Tạng vẫn là một nơi vô cùng bí hiểm, khó khám phá. Ngày nay, du lịch phát triển, vô số du khách đến tham quan. Nhưng ngày xưa rất hiếm phụ nữ ở vùng khác vào Tây Tạng, nếu không muốn bỏ mạng.

3. "Lão không nhập Quảng" - người già không nên vào Quảng Đông

Bật mí  - Ảnh 7.

Bật mí  - Ảnh 8.

Thuở xa xưa vùng Quảng Đông được gọi là "Nam Man" - vùng đất cằn cỗi, là nơi lưu đày của người xưa. Người xưa đến Quảng Đông rất khó trồng trọt, làm ăn.

Thanh niên trẻ thời xưa rất khó sống ở Quảng Đông, chứ đừng nói người già sức khỏe yếu ớt. Đó chính là lý do người già ở vùng khác nếu muốn di cư thì Quảng Đông không phải sự lựa chọn đúng đắn.

Ở thời hiện đại, Quảng Đông là vùng ven biển, trở thành khu vực mở cửa cải cách, phát triển văn hóa và kinh tế. Thành phố ngày nay cũng không còn cằn cỗi như xưa. Mặc dù nhịp sống của Quảng Đông khá nhanh, nhưng thái độ sống cá nhân quyết định bản thân, không phải môi trường. 

Trong môi trường thoải mái này, có người bận rộn, cũng có người nhàn hạ. "Lão không nhập Quảng" không còn đúng với hiện tại.

(Nguồn: Toutiao)

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm