Vì sao trầm cảm ở nam giới khó nhận biết hơn phụ nữ?

Khắc Nam (Tổng hợp)
16/01/2024 - 13:08
Vì sao trầm cảm ở nam giới khó nhận biết hơn phụ nữ?

Tức giận, cáu gắt vô cớ là hai dấu hiệu điển hình về trầm cảm ở nam giới. Ảnh minh họa

Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ mắc trầm cảm ở nữ giới cao hơn nam giới từ 1,5 đến 1,7 lần. Sự khác biệt về sinh học là yếu tố chính khiến nữ giới dễ mắc bệnh. Tuy nhiên, nam giới nhận biết bệnh lại khó hơn nên hiệu quả điều trị thấp hơn.

Thay vì buồn bã, trầm cảm ở nam giới thường có biểu hiện giống như sự tức giận hoặc cáu kỉnh. Điều này có thể gây khó khăn cho việc xác nhận các triệu chứng. Ví dụ, đàn ông dễ thất vọng, cáu kỉnh hoặc tức giận không đáng có. Khoảng 30%- 40% số người bị trầm cảm thường có những giai đoạn kiểu này. 

Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này, bao gồm cả việc xem nhẹ các dấu hiệu, triệu chứng và chờ đợi sự giúp đỡ. Nhưng một phần khác của vấn đề là việc không nhận ra được đó là triệu chứng của trầm cảm.

Phân biệt trầm cảm ở phụ nữ và nam giới

Như đề cập, có một số khác biệt về trầm cảm ở nam và nữ. Ở nam giới, trầm cảm không dễ chẩn đoán do khác biệt về triệu chứng. Ở phụ nữ, trầm cảm thường biểu hiện bằng nỗi buồn và nước mắt nhưng ở nam giới, các triệu chứng cảm xúc lại khác, đôi khi là kích động hoặc hung hăng, tức giận, thay vì buồn bã.

Về triệu chứng nhận thức thường gặp, trong khi nữ giới bị trầm cảm thường tự khiển trách bản thân, cảm giác kiểm soát, kìm nén thì nam giới thường gặp vấn đề trí nhớ, khó tập trung, thường xuyên có ý nghĩ hoang tưởng.

Các triệu chứng hành vi thường gặp ở nữ giới bị trầm cảm là khóc không rõ lý do, giảm sự thèm ăn, nỗ lực tự tử. Trong khi đó, nam giới có xu hướng tìm đến rượu, chất kích thích, có hành vi nguy hiểm, có ý nghĩ tự tử.

Về triệu chứng cơ thể thường gặp, nữ giới bị trầm cảm có triệu chứng đau tim, đau vú, thể chất yếu, kiệt sức còn nam giới có biểu hiện tức ngực, tim đập nhanh, testosterone thấp, gặp các vấn đề về cương dương và rối loạn chức năng tình dục khác.

Khi nào thì nên tìm kiếm sự giúp đỡ?

Nếu có các triệu chứng trầm cảm trong 2 tuần trở lên hoặc lo lắng bản thân có thể bị trầm cảm, bạn nên đi khám bác sĩ. Bác sĩ có thể đánh giá để lên kế hoạch điều trị sức khỏe tâm thần. Nếu bác sĩ thấy bệnh nhân cần có sự hỗ trợ của nhà tâm lý học hoặc bác sĩ tâm thần thì sẽ giới thiệu đến cơ sở y tế khác giúp đỡ.

Nếu bản thân hay thành viên gia đình bị trầm cảm, bạn nên đề nghị hỗ trợ. Đôi khi đàn ông bị trầm cảm nhưng ngại tìm kiếm sự giúp đỡ vì tự ti, thì hãy nhớ rằng, trầm cảm là bệnh chứ không phải tật xấu nên phải điều trị giống như khi bị thương.

Khi điều trị trầm cảm, bác sĩ có thể giúp bạn xây dựng kế hoạch điều trị dựa trên các triệu chứng. Nguyên lý điều trị trầm cảm là dùng thuốc, điều trị tâm lý, liệu pháp kích thích não và các kỹ thuật tự lực hoặc thay thế. Dùng thuốc chống trầm cảm có tác dụng ổn định tâm trạng ảnh hưởng đến các quá trình hóa học trong não kiểm soát tâm trạng và phải mất từ 4 đến 6 tuần để có hiệu quả.

Về trị liệu tâm lý, liệu pháp rất đa dạng: Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT); trị liệu giữa các cá nhân (IPT); tâm lý trị liệu và tư vấn… Liệu pháp kích thích não có kích thích từ trường xuyên sọ (TMS) là một thủ thuật không xâm lấn, sử dụng một cuộn dây điện từ đặt trên da đầu để kích thích các tế bào thần kinh trong não kiểm soát tâm trạng của bạn. 

Liệu pháp sốc điện (ECT) liên quan đến việc kích thích điện trong thời gian ngắn lên não trong khi người bệnh đang được gây mê. Nó được sử dụng để điều trị các loại trầm cảm cụ thể, bao gồm cả trầm cảm nặng không đáp ứng với thuốc.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm