"Bánh mì và Hoa hồng": Bài hát thể hiện tinh thần, nhiệt huyết đấu tranh của phụ nữ

Sự can đảm, ý chí đấu tranh của phụ nữ vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội đã truyền cảm hứng cho nhà thơ Mỹ James Oppenheim (1882-1932) viết bài thơ "Bread and Roses". Bài thơ sau này được phổ nhạc, để rồi hàng năm, bài ca "Bánh mì và Hoa hồng" được vang lên vào dịp Quốc tế Phụ nữ 8/3. Lời Việt của bài hát: "Khi ta tiến bước trong ngày tươi sáng/Triệu căn bếp đen ngòm, nghìn xưởng dệt tối tăm/Bỗng rực rỡ với ánh dương bất ngờ/Vì thế giới nghe ta hát: Bánh mì và hoa hồng!/Khi ta tiến bước, tiến bước, ta đấu tranh cho cả đàn ông/Vì họ là con của phụ nữ và ta lại làm mẹ họ đây/Đàn ông không thể tự do cho đến khi đời nô lệ của ta chấm dứt/Đời ta không thế cứ đổ mồ hôi từ lúc sinh ra đến lúc lìa đời/Cả trái tim và cơ thể đói khát/Hãy cho chúng tôi bánh mì, nhưng cũng cho chúng tôi hoa hồng/Khi ta tiến bước, tiến bước, vô số hồn thiêng phụ nữ/Đi và khóc, qua tiếng hát của ta, lời cầu bánh mì thuở trước/Thêu thùa, yêu mến và đẹp đẽ, tinh thần mệt mỏi của họ đã biết/Vâng ta đấu tranh cho bánh mì, nhưng ta cũng tranh đấu cho hoa hồng/Khi ta tiến bước, tiến bước, ta mang lại tương lai vĩ đại/Phụ nữ tiến lên là cả loài người tiến lên/Không còn kẻ làm người hưởng, mười lao động cho một kẻ nằm không/Nhưng chia sẻ vinh quang cuộc đời - bánh mì và hoa hồng, bánh mì và hoa hồng!". Bài hát này thể hiện tinh thần phụ nữ nhiệt huyết tranh đấu vì bánh mì - tượng trưng cho đời sống vật chất không nghèo đói và hoa hồng, tượng trưng cho những giá trị tinh thần cao đẹp mà phụ nữ muốn vươn tới.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

;

Video liên quan