pnvnonline@phunuvietnam.vn
Viêm tai giữa cấp tính là gì và viêm tai giữa cấp tính điều trị như thế nào?
- 1. Viêm tai giữa cấp tính là gì?
- 2. Nguyên nhân và đối tượng dễ bị viêm tai giữa cấp tính
- 3. Các giai đoạn của viêm tai giữa cấp tính
- 4. Dấu hiệu nhận biết viêm tai giữa cấp tính
- 5. Điều trị viêm tai giữa cấp tính
- 6. Biến chứng thường gặp
- 7. Biện pháp phòng tránh viêm tai giữa cấp tính
- 8. Chế độ dinh dưỡng cho người mắc viêm tai giữa cấp tính
- 9. Các câu hỏi thường gặp
- 10. Các hình ảnh của bệnh viêm tai giữa
1. Viêm tai giữa cấp tính là gì?
Viêm tai giữa là tình trạng viêm nhiễm cấp tính ở tai, nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là do trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên phổ biến nhất là khi trẻ mắc các bệnh như sởi, bạch hầu, ho gà,... Khi trẻ mắc những căn bệnh này nhưng không được điều trị kịp thời vi khuẩn sẽ thao ngã ba hầu họng lên gây viêm nhiễm cấp tính ở tai.
Viêm tai giữa cấp tính không chỉ khiến trẻ đau tai, khó chịu mà chúng còn có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như chuyển thành viêm tai giữa mạn tính, viêm màng não, áp xe não hay viêm tắc tĩnh mạch bên,... thậm chí viêm tai giữa cấp tính còn có thể gây liệt dây VII ngoại biên, chính vì thế việc điều trị viêm tai giữa cấp tính cho trẻ em là điều vô cùng quan trọng.
Tổng quan về cấu trúc giải phẫu tai
2. Nguyên nhân và đối tượng dễ bị viêm tai giữa cấp tính
2.1. Nguyên nhân gây viêm tai giữa cấp tính
Viêm tai giữa cấp tính là chứng bệnh phổ biến nhất ở trẻ em, chứng bệnh này khiến nhiều cha mẹ đau đầu. Viêm tai giữa tuy có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau nhưng thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Điều này được các bác sĩ chuyên khoa lý giải dựa trên giải phẫu tai của trẻ. Theo các bác sĩ chuyên khoa, cấu trúc tai của trẻ em chưa hoàn chỉnh chúng chưa đủ sức để chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại.
Ống thính giác ở người lớn sẽ đóng mở rất linh hoạt để cho chất lỏng và tạp chất trong tai thoát ra ngoài được dễ dàng, tuy nhiên ở trẻ em sự linh hoạt này hầu như không có nên dễ khiến cho các chất lỏng và tạp chất ứ đọng trong tai. Hơn thế nữa, ống thính giác ở trẻ ngắn hơn so với người lớn chính những tạp chất này là môi trường thuận lợi để các vi khuẩn phát triển và gây viêm tai giữa.
Một nguyên nhân nữa dẫn tới trẻ hay mắc viêm tai giữa là do vòi ót tát của trẻ chạy từ tai giữa tới sau cổ họng thường bị sưng hoặc tắc ống làm cho dịch ở tai giữa không thoát ra ngoài được. Dịch bẩn này có thể gây nhiễm trùng và gây viêm tai giữa cấp tính. Vòi Ót-tát có thể bị sưng hoặc tắc nghẽn vì một số lý do như:
Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên do cảm lạnh, cảm cúm, nhiễm trùng xoang, nhiễm trùng đường hô hấp hay phì đại hoặc viêm VA,…
Trẻ sơ sinh có xu hướng nằm để bú hoặc uống nước.
Trẻ có cơ địa dị ứng,…
Viêm tai giữa cấp tính thường gặp ở trẻ em có viêm đường hô hấp trên - Ảnh minh họa
2.2. Đối tượng dễ mắc viêm tai giữa cấp tính
- Đối tượng mắc viêm tai giữa cấp tính thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi.
- Người lớn có thể mắc viêm tai giữa cấp, thường xảy ra ở những người hút thuốc chủ động và hút thuốc thụ động, những người có cơ địa dị ứng như mắc viêm mũi dị ứng, dị ứng thời tiết, người bị cảm lạnh hay những người có nhiễm trùng đường hô hấp.
Có thể gặp ở cả người lớn
3. Các giai đoạn của viêm tai giữa cấp tính
Viêm tai giữa thường được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn sung huyết, giai đoạn ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ. Mỗi giai đoạn của viêm tai giữa sẽ có cách điều trị khác nhau, các bác sĩ cần xác định chính xác trẻ mắc viêm tai giữa cấp tính ở giai đoạn nào để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Viêm tai giữa cấp tính giai đoạn xung huyết:
Viêm tai giữa giai đoạn xung huyết là giai đoạn đầu tiên của viêm tai giữa, ở giai đoạn này trẻ có thể bị giảm thính lực và gây khó khăn cho việc phát triển ngôn ngữ cũng như học nói của trẻ nếu không được điều trị kịp thời.
Viêm tai giữa cấp tính giai đoạn có mủ:
Viêm tai giữa có mủ là một trong những giai đoạn của viêm tai giữa cấp tính, chúng thường xuất hiện sau giai đoạn viêm tai giữa xung huyết. Ở giai đoạn viêm tai giữa có mủ bệnh đặc trưng bởi tình trạng có mủ ứ đọng trong tai và đi kèm với triệu chứng thủng màng nhĩ. Viêm tai giữa có mủ thường nghiêm trọng hơn và có thể để lại những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Viêm tai giữa cấp tính gây khó chịu và đau đớn cho người bệnh
4. Dấu hiệu nhận biết viêm tai giữa cấp tính
Viêm tai giữa cấp tính có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh và hầu hết các bác sĩ không tìm thấy nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ. Tuy nhiên, dấu hiệu nhận biết viêm tai giữa ở trẻ tương đối rõ ràng, cha mẹ chỉ cần chú ý là có thể nhận thấy những dấu hiệu này. Một số dấu hiệu điển hình nhận biết viêm tai giữa cấp tính cụ thể:
- Trẻ thường sốt cao hoặc rất cao thường trên 39 độ C.
- Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, khó chịu.
- Trẻ thường có xu hướng dụi tay vào tai hoặc kéo vành tai.
- Trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độ bao gồm: chán ăn, mệt mỏi, hơi thở hôi,…
- Nôn ói hoặc tiêu chảy.
- Sau một vài ngày trẻ sốt thì cha mẹ có thể thấy chảy mủ ở ống tai ngoài, mủ thường xanh và có mùi hôi.
- Triệu chứng đau tai, đau đầu hoặc giảm thính lực tạm thời thường xảy ra ở trẻ lớn.
5. Điều trị viêm tai giữa cấp tính
Điều trị viêm tai giữa cấp tính ở trẻ em không quá phức tạp nhưng phải phát hiện sớm dấu hiệu bệnh của trẻ. Hiện nay, việc điều trị viêm tai giữa cấp tính chủ yếu được áp dụng bằng phương pháp điều trị nội khoa bằng kháng sinh. Việc điều trị kháng sinh giúp khống chế tình trạng viêm ở tai nhanh chóng, tuy nhiên cần thăm khám bác sĩ để lựa chọn loại kháng sinh phù hợp với trẻ.
Một số loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng để điều trị viêm tai giữa ở trẻ em bao gồm: Amoxicillin, augmentin, azithromycin, các cephalosporin thế hệ I,II, III,…nhưng để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất và tránh những tác hại từ kháng sinh cho trẻ thì phương pháp sử dụng kháng sinh đồ được nhiều bác sĩ chuyên khoa áp dụng.
Đối với những trẻ không sử dụng kháng sinh đồ, trẻ thường sẽ được sử dụng kháng sinh amoxicillin đơn thuần sau đó dựa trên hiệu quả điều trị của thuốc mà các bác sĩ sẽ điều chỉnh lại phác đồ nếu thấy cần thiết. Sử dụng kháng sinh điều trị viêm tai giữa cấp tính ở trẻ em thường được áp dụng trong 7 ngày để tránh tình trạng kháng kháng sinh ở trẻ.
Lưu ý:
- Cha mẹ không được tự ý ngưng dùng thuốc kháng sinh hoặc chỉ dùng 3 – 4 ngày rồi dừng thuốc, điều này làm tăng tỷ lệ kháng kháng sinh ở trẻ em.
- Trong trường hợp màng nhĩ của trẻ không bị thủng thì cha mẹ không nên tiến hành bơm thuốc rửa tai cho trẻ (chỉ bơm thuốc ruowar tai cho trẻ khi muốn ngăn chặn sự hình thành các mủ làm bút dẫn lưu rồi rửa bằng nước muối sinh lý).
Một số trường hợp trẻ bị viêm tai giữa dùng kháng sinh không hiệu quả các bác sĩ sẽ phải chích rạch màng nhĩ để đặt ống thông nhĩ Diablo và điều trị những viêm nhiễm kèm theo như viêm VA, viêm amidan,… Trong trường hợp điều trị nội khoa không mang lại kết quả khả quan, có thể cần đến phẫu thuật hòm nhĩ, khoét xương chũm.
Hiện nay, bệnh viêm tai giữa có thể được điều trị khỏi hoàn toàn và không để lại bất cứ di chứng nào nhưng trẻ cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Cho trẻ đi khám sớm để được điều trị kịp thời
6. Biến chứng thường gặp
Viêm tai giữa cấp tính ở trẻ em nếu được điều trị sớm có thể khỏi hoàn toàn nhưng nếu điều trị muộn hoặc phác đồ điều trị không hợp lý có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa mãn tính, thủng màng nhĩ, viêm tai xương chũm, liệt dây VII ngoại biên, trẻ nghe kém giảm thính lực và một số biến chứng liên quan tới nội sọ như viêm não, viêm màng não, áp xe não,… Tuy nhiên, biến chứng chảy mủ viêm tai giữa là biến chứng thường gặp nhất của căn bệnh này.
Biến chứng chảy mủ viêm tai giữa cấp tính là một biến chứng nặng chúng thường có tiến triển xấu thành viêm tai giữa mãn tính hoặc viêm tai giữa chảy mủ tái phát. Tình trạng viêm tai giữa chảy mủ sẽ trở nên nghiêm trọng hơn ở những đối tượng trẻ bị suy giảm miễn dịch, trẻ đẻ non, trẻ suy dinh dưỡng hay mắc các bệnh lý mãn tính như đái tháo đường, viêm cầu thận,…
Do những biến chứng nguy hiểm của viêm tai giữa cấp tính để lại nên cha mẹ cần đặc biệt cẩn thận nếu trẻ bị viêm tai giữa cấp tính để đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám chuyên khoa và điều trị kịp thời.
7. Biện pháp phòng tránh viêm tai giữa cấp tính
Cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp điều trị sau đây để phòng chánh viêm tai giữa cấp tính cho trẻ:
- Cho trẻ ngồi cao hơn khi bú bình không cho trẻ ngậm bình sữa trong khi ngủ để tránh tình trạng sữa vào tai gây viêm tai giữa cho trẻ.
- Tiêm phòng cho trẻ đầy đủ. Việc tiêm phòng đầy đủ giúp trẻ giảm đi nguy cơ mắc các bệnh lý đường hô hấp như cúm, viêm VA, viêm amidan – một trong những yếu tố khiến trẻ mắc viêm tai giữa cấp tính.
- Giữ ấm cho trẻ nhỏ, tránh để trẻ tiếp xúc với trẻ bị bệnh để tránh lây nhiễm những căn bệnh nguy hiểm như cúm mùa, sốt virus,….
- Không nên cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá hay môi trường bị ô nhiễm.
- Phòng tránh viêm tai giữa cấp tính bằng cách cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời vì trong sữa mẹ có chứa rất nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại nguy cơ mắc các bệnh có tính truyền nhiễm. Vì thế, mẹ không nên cai sữa sớm cho trẻ, chỉ nên cai sữa khi nào trẻ không bú nữa.
- Thường xuyên vệ sinh cơ thể cho trẻ đặc biệt là bàn tay và vùng mũi họng, khi tai trẻ bị dính nước thì lấy tăm bông thấm nước muối sinh lý để vệ sinh tai cho trẻ, tránh để nước bẩn ứ đọng trong tai của trẻ.
8. Chế độ dinh dưỡng cho người mắc viêm tai giữa cấp tính
8.1. Người mắc viêm tai giữa nên kiêng gì?
Đối với người lớn
- Tránh sử dụng những đồ uống có chứa các chất kích thích những loại đồ uống có cồn như rượu, bia, thuốc lá,…
- Không nên sử dụng kẹo cao su và những loại thực phẩm yêu cầu cần nhai nhiều vì chúng sẽ khiến tai của bạn đau hơn và làm tăng nặng tình trạng viêm tai giữa.
- Không nên ăn những thực phẩm có khả năng làm tăng lượng đường huyết trong máu như bánh ngọt, bánh mì,… Theo nghiên cứu của các bác sĩ chuyên khoa, những người có lượng đường trong máu tăng cao làm giảm đi hiệu quả điều trị các chứng bệnh nhiễm trùng.
- Để tình trạng bệnh không tiến triển xấu thì người mắc viêm tai giữa không nên sử dụng những thực phẩm chiên rán hay chứa nhiều dầu mỡ.
Đối với viêm tai giữa ở trẻ em
- Trẻ không nên sử dụng những loại thực phẩm cứng, dai nhiều.
- Không cho trẻ ăn những loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và quá ngọt vì khiến đờm vướng ở cổ họng và khiến tai của trẻ đau hơn.
- Không nên cho trẻ ăn những đồ ăn có nguy cơ làm tăng ứ mủ như đồ nếp, hải sản,…
8.2. Mắc viêm tai giữa nên ăn gì?
Người mắc viêm tai giữa nên bổ sung những thực phẩm dưới đây vào chế độ dinh dưỡng của mình để nhanh chóng khỏi bệnh:
- Sử dụng các loại dầu hạt tự nhiên như dầu hướng dương, dầu oliu,…vì những loại dầu này chứa nhiều vitamin E giúp quá trình lành vết thương trở nên nhanh chóng hơn.
- Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin A để bảo vệ lớp lót bên trong niêm mạc của loa tai như gan heo, cà rốt,…
- Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều kẽm để hạn chế tình trạng hoa mắt chóng mặt do tiền đình ốc tai bị chèn ép do viêm tai giữa.
- Nên ăn nhiều như hạt hướng dương, lạc,… Rau xanh và hoa quả tươi. Vì rau xanh và hoa quả tươi không chỉ cung cấp vitamin C hay chất xơ mà chúng còn giúp tăng cường miễn dịch và giảm đi tình trạng ù tai cho những người mắc viêm tai giữa.
9. Các câu hỏi thường gặp
9.1. Dấu hiệu nhận biết viêm tai giữa cấp tính giai đoạn xung huyết là gì?
Viêm tai giữa giai đoạn xung huyết ở trẻ em hầu như không có bất cứ một dấu hiệu đặc trưng nào, cha mẹ chỉ thấy trẻ có thể thấy trẻ có một số dấu hiệu như: có cảm giác ứ đọng dịch trong tai, trong tai trẻ có chất lỏng rỉ ra bên ngoài, trẻ nghe giảm,…
Các dấu hiệu viêm tai giữa giai đoạn xung huyết sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu chúng bị các vi khuẩn xâm nhập, lúc này trẻ có thể có một số dấu hiệu như: sốt, đau nhức tai nhiều hơn, mệt mỏi, mất ngủ, quấy khóc,…
9.2. Dấu hiệu nhận biết viêm tai giữa cấp tính giai đoạn có mủ là gì?
Viêm tai giữa ứ mủ thường có hai giai đoạn bao gồm: viêm tai giữa ứ mủ và thời kỳ vỡ mủ. Ở giai đoạn ứ mủ, trẻ có thể có một số dấu hiệu như đau nhức trong tai, sưng, nóng, trong tai có dịch, màng tai đục và đỏ, ù tai, đau nhức và giảm thính lực, có cảm giác ứ đọng dịch bên trong tai,…Một số dấu hiệu khác có thể đi kèm bao gồm: sốt, ho, chảy nước mũi,…
Sau giai đoạn ứ mủ, trẻ sẽ chuyển sang giai đoạn vỡ mủ ở giai đoạn này mủ chảy ra bên ngoài ta, các triệu chứng ù tai, đau nhức và sưng nóng sẽ thuyên giảm dần. Dịch mủ tai ở trẻ ban đầu trong và loãng sau đó mủ dần chuyển sang màu vàng chanh và đặc dần sau đó chuyển sang mủ nhầy, các dấu hiệu khó chịu, giảm thính lực ở trẻ dẫn được cải thiện.
Dịch tai tiết ra lúc đầu trong và loãng, sau đó chuyển sang màu vàng chanh và đặc đần, sau chuyển thành mủ nhầy.
9.3. Chăm sóc bệnh nhân viêm tai giữa cấp tính như thế nào?
Để điều trị viêm tai giữa cấp tính có hiệu quả cao nhất cũng như giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục thì việc chăm sóc bệnh nhân viêm tai giữa cấp tính là điều vô cùng quan trọng, một số biện pháp chăm sóc bệnh nhân viêm tai giữa cấp tính cụ thể như sau:
- Đối với những bệnh nhân bị sốt và đau vùng tai nhiều, bệnh nhân có thể chườm ấm để hạ sốt cũng như chườm vào vùng tai để giảm đau nhưng cần cẩn trọng để tránh tình trạng nước vào tai. Người bệnh cũng có thể chườm lạnh vùng tai nếu thấy vùng tai sưng nhiều lên hoặc khó chịu.
Sử dụng các dung dịch sát khuẩn để vệ sinh tai nếu có chỉ định của các bác sĩ không nên tự ý sử dụng bất cứ loại dung dịch nào để vệ sinh tai cho trẻ nếu không được chỉ định. Để giúp dịch trong tai chảy ra ngoài được dễ dàng hơn, nên cho bệnh nhân nằm nghiêng sang một bên sau một thời gian ngắn sẽ thấy dịch tai chảy ra, tình trạng ù tai cũng được giảm bớt.