Ngày 10/1, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), cho biết, gần đây số ca mắc bệnh do virus zika vẫn tăng. Đặc biệt, tại TP.HCM đã có trên 200 ca mắc, trong đó 34 phụ nữ mang thai bị nhiễm zika. Tại TP.HCM hiện chỉ duy nhất quận 8 là nơi chưa xuất hiện người mắc zika.
Đặc biệt, ngành y đã xác định 1 em bé ở Đắk Lắk bị dị tật đầu nhỏ do liên quan đến virus zika. Trong khi đó, các bằng chứng khoa học gần đây cho thấy phụ nữ mang thai nhiễm virus zika, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ thì trẻ sinh ra có nguy cơ mắc hội chứng zika bẩm sinh. Đây là một dạng khuyết tật về cấu trúc và chức năng gây tổn thương thứ cấp đến hệ thống thần kinh trung ương, thần kinh ngoại biên. Biểu hiện có thể phát hiện được trong thai kỳ là đầu nhỏ.
Ngoài ra, còn một số biểu hiện của hội chứng này như các khuyết tật về nhận thức, giác quan và vận động, không phát hiện được trong thai kỳ. Kể cả kích thước não bình thường trong thai kỳ, khi sinh ra não không phát triển, cũng gọi là đầu nhỏ.
Ngoài ra, còn một số biểu hiện của hội chứng này như các khuyết tật về nhận thức, giác quan và vận động, không phát hiện được trong thai kỳ. Kể cả kích thước não bình thường trong thai kỳ, khi sinh ra não không phát triển, cũng gọi là đầu nhỏ.
Em bé ở Đắk Lắk bị đầu nhỏ có liên quan đến virus zika |
Cũng vì vậy, tại TP.HCM, nhiều chị em đang có kế hoạch mang thai và sinh con lo lắng. Về vấn đề này, ông Phu cho biết, phần lớn ca nhiễm zika đều bị nhẹ và không gây tử vong. Tuy nhiên, điều lo ngại nhất là loại virus này có liên quan tới chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, tỷ lệ bà mẹ mang thai bị nhiễm zika trong 3 tháng đầu rất thấp và không phải ai bị nhiễm zika, khi sinh con ra cũng bị đầu nhỏ”, ông Phu chia sẻ.
Cũng theo ông Phu, trong năm 2017, dịch bệnh do virus zika sẽ tăng kể cả ở số địa phương và số ca bệnh. Ngành y tế cũng xác định, zika sẽ trở thành bệnh dịch lưu hành, bởi nó có nguồn bệnh, vật trung gian truyền bệnh là loại muỗi sốt xuất huyết. Vì vậy, bệnh này lưu hành như bệnh sốt xuất huyết.
Ông Phu cho biết, năm 2017, ngành y tế đã lên nhiều kịch bản khác nhau để đề phòng các tình huống xảy ra để đáp ứng nhanh, không rơi vào tình trạng bị động trong phòng chống dịch bệnh nói chung và do virus zika nói riêng.