Vợ chồng cãi nhau, câu nói của con gái ngày hôm sau làm cả hai ân hận

Hạ Mây
19/01/2021 - 16:00
Vợ chồng cãi nhau, câu nói của con gái ngày hôm sau làm cả hai ân hận
Cuộc sống vợ chồng không tránh khỏi những bất đồng, cãi vã. Đối mặt với những vấn đề này, cách giải quyết của cha mẹ không những sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của con cái.

Nhiều cha mẹ vì đôi lúc không thể kiềm chế cơn giận của mình mà cãi nhau trước mặt con và vô tình để lại những ký ức tồi tệ cho trẻ. Về vấn đề này, rất nhiều cha mẹ đã chia sẻ câu chuyện của mình mình, nhiều người vô cùng bất ngờ vì chỉ một trận cãi vã đã để lại những tổn thương trong lòng con cái.

Một ông bố có con nhỏ chia sẻ: “Ban đầu mình cứ nghĩ em bé còn nhỏ không biết được những điều đang xảy ra xung quanh. Mãi cho tới một hôm lúc hai vợ chồng mình “gây chiến” bé sợ quá òa khóc, lúc đó hai vợ chồng im lặng không nói gì nữa.

Hôm sau đưa con đi khám, bác sĩ mới dặn dò, do nhìn thấy hai vợ chồng cãi nhau mà tâm lý con bị ảnh hưởng nặng. Bác sĩ khuyên không nên cãi nhau trước mặt con nữa, nếu để tình trạng này diễn ra lâu, dễ ảnh hưởng tới tâm lý con cái”.

(Ảnh minh họa)

Một bà mẹ trẻ cũng chia sẻ: hôm đó hai vợ chồng có to tiếng với nhau, chồng cô vì bất cẩn mà làm rơi chiếc bình hoa, lúc đó cô con gái 10 tuổi của chị đang đứng gần đó. Sáng hôm sau, trong bữa cơm trưa, người mẹ bất cẩn làm rơi chiếc bát, cô con gái liền to tiếng: “Mẹ đúng là cái đồ hậu đậu, chẳng được tích sự gì”.

Cả hai vợ chồng lúc ấy đều giật mình, hỏi ra mới biết hôm qua trong lúc tức giận, người mẹ đã buột miệng mắng chồng y như thế, giờ cô con gái chỉ là bắt chước mẹ. Người mẹ vô cùng xấu hổ.

Vậy cảm nhận thật sự của bé khi thấy cha mẹ cãi nhau trước mặt mình sẽ như thế nào?

Trẻ khi còn nhỏ có thể không hiểu được nguyên nhân cha mẹ tranh cãi nhưng trẻ rất nhạy cảm, có trực giác và thường sẽ cảm nhận được sự thay đổi thái độ và cảm xúc ở cha mẹ cũng như bầu không khí giữa ba mẹ. Dù trẻ không thể hiểu hết được nội dung cũng như kết quả của các cuộc tranh cãi, nhưng có thể cảm thấy được sự bất thường của ba mẹ.

(Ảnh minh họa)

Trẻ lớn hơn có thể biết được ba mẹ đang cãi nhau, hiểu chuyện gì đang xảy ra, nhưng khi ba mẹ trở nên lạnh nhạt với nhau, trẻ sẽ không hiểu vì sao nhưng có thể cảm nhận được trạng thái này.

Không dừng lại ở đó, dưới đây là những tác hại trẻ phải gánh chịu khi cha mẹ cãi nhau trước mặt con.

Gia tăng xu hướng bạo lực

Khi nhìn thấy cha mẹ cãi vã, thậm chí là đánh nhau thường xuyên, trẻ trẻ tin rằng đây là cách giải quyết vấn đề và sẽ giải quyết vấn đề theo cách của cha mẹ. Điều này có thể khiến trẻ thất bại trong việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ.

(Ảnh minh họa)

Rối loạn cảm xúc

Cha mẹ cãi nhau trước mặt trẻ có thể gây ra những đau khổ tột cùng về cảm xúc. Chứng kiến những trận đánh nhau thường xuyên giữa cha mẹ có thể hình thành cảm xúc tiêu cực ở trẻ. Trẻ có thể gặp một số vấn đề tâm lý như lo lắng và trầm cảm .

Gặp các vấn đề về sức khỏe

Nhìn thấy cha mẹ cãi nhau thường xuyên, trẻ có thể cảm thấy lo lắng, chán nản và bất lực. Kết quả là, những đứa trẻ này có thể bỏ ăn hoặc ăn quá nhiều. Chúng có thể bị đau đầu hoặc đau dạ dày. Chúng thậm chí có thể khó ngủ vào ban đêm. Cãi nhau giữa cha mẹ có thể làm phát sinh những vấn đề hành vi ở trẻ.

Ảnh hưởng đến sự phát triển trí não

Mối quan hệ gia đình căng thẳng có thể dễ dàng khiến trẻ lo lắng, sợ hãi và sợ hãi. Các nghiên cứu từ Đại học Stanford cho thấy khi trẻ cảm thấy căng thẳng và sợ hãi, não bộ sẽ tiết ra một chất độc hại sẽ làm tổn thương các dây thần kinh não bộ ở vùng trí nhớ của trẻ.

Dù biết ảnh hưởng nặng nề của việc cãi nhau trước mặt con là thế, cha mẹ ắt hẳn sẽ có những lần không thể kiềm chế cảm xúc mà lớn tiếng với nhau trước mặt con.

Những lúc như thế, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau để tránh gây ảnh hưởng đến con:

Tuyệt đối không để con thành “bên thứ 3” trong cuộc cãi vã:

Cha mẹ hãy chắc chắn rằng không kéo trẻ vào những cuộc cãi nhau của mình. Nếu trẻ buộc phải lựa chọn đứng về mẹ hoặc cha, trẻ cảm thấy bị giằng xé và bối rối và cuối cùng có thể tự trách mình về kết luận của cuộc cãi nhau đó.

Nếu đã lỡ tranh luận trước mặt trẻ, hãy hòa giải trước mặt con

Nếu trẻ đã chứng kiến cuộc cãi vã, cha mẹ hãy cố gắng cho con thấy được khoảnh khắc cả hai hòa giải. Khi đó, con sẽ nhận thức được dù có bất đầu, mâu thuẫn thì mọi việc đều sẽ có hướng giải quyết của nó.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm