Vỡ tử cung-tai biến sản khoa nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi

05/12/2018 - 14:38
Dọa vỡ tử cung là biểu hiện xảy ra trước khi vỡ tử cung, tuy nhiên trên thực tế có những trường hợp vỡ tử cung mà không có dấu hiệu dọa vỡ. Vỡ tử cung có thể xuất hiện trong quá trình chuyển dạ hoặc thậm chí trong khi mang thai.
Vỡ tử cung là một trong những tai biến sản khoa hết sức nguy hiểm cho thai nhi và cho người mẹ. Nếu không phát hiện và xử trí kịp thời sẽ gây tử vong cho người mẹ và thai nhi vì mất máu cấp, đau, choáng.
 
cc-nguyn-nhn-gy-v-t-cung-m-bu-cn-bit-1.jpg
Vỡ tử cung xảy ra đột ngột trong quá trình chuyển dạ hoặc sinh nở

 

 
Nguyên nhân
 
Về nguyên nhân thường xảy ra trên các thai phụ có sẹo cũ ở tử cung, các sẹo đó có thể là sau mổ lấy thai ngoài tử cung, khâu lại tử cung bị vỡ, mổ lấy thai nhiều lần, mổ cắt góc tử cung, mổ lấy thai bị nhiễm khuẩn, thủ thuật bóc tách nhân xơ tử cung, thủng tử cung sau phá thai, sản phụ có khung chậu bất thường, ngôi thai bất thường, các u vùng tiểu khung…
 
Một số trường hợp vỡ tử cung không có dấu hiệu dọa vỡ thì đây là một trong những tai biến sản khoa hết sức nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người mẹ và thai nhi nếu không cấp cứu kịp thời.
 
Dấu hiệu
 
Theo bác sĩ sản khoa Nguyễn Thị Lý (phòng khám Thăng Long), các trường hợp vỡ tử cung có dấu hiệu khi chuyển dạ có thể phát hiện thông qua các biểu hiện sau:
 
  • Thai phụ thấy đau bụng dồn dập, đau quằn quại.
  • Mệt mỏi, kêu la nhiều.
  • Nhìn trên thành bụng có thể thấy 2 khối bị thắt ở giữa như hình nậm rượu, khối dưới là tử cung bị kéo dài có khi lên đến rốn, giãn mỏng đẩy khối thân tử cung lên cao.
  • Các cơn co tử cung mau, mạnh, dồn dập.
  • Qua thăm khám bác sĩ có thể thấy tim thai nhanh hoặc chậm hoặc không đều, có thể thấy 2 dây chằng tròn kéo căng và thăm khám phát hiện nguyên nhân đẻ khó như khung chậu hẹp, ngôi thai bất thường…
 
mang-thai-som-sau-sinh-mo-singlemumvn-1.jpg
Phần lớn trường hợp bị vỡ tử cung xuất phát từ vết mổ đẻ cũ, đặc biệt là vết mổ ở thân tử cung

 

Khi đã chẩn đoán dọa vỡ tử cung thì phải tiến hành mổ cấp cứu, vừa mổ vừa hồi sức. Hồi sức chống choáng bằng cách truyền máu, truyền dịch, trợ tim, tiến hành phẫu thuật lấy thai và xử trí nếu tử cung đã vỡ bằng cách khâu cầm máu, bảo tồn, trường hợp nặng có thể phải cắt tử cung để cứu mẹ.

 
Phòng bệnh
 
Phòng bệnh là khâu quan trọng và quyết định bởi phòng bệnh tốt sẽ hạn chế tỷ lệ vỡ tử cung và tỷ lệ tử vong do vỡ tử cung.
 
Để phòng bệnh, bà bầu cần chú ý thăm khám thường xuyên, tối thiểu 3 lần trong 3 thời kỳ của thai nghén, siêu âm, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu… khi khám nếu phát hiện có nguy cơ như khung chậu bất thường, sẹo mổ cũ thì phải có kế hoạch cụ thể để theo dõi và đề phòng tai biến.
 
- Khi có thai: Phải thăm khám thường xuyên, phát hiện sớm các nguy cơ đẻ khó như khung chậu hẹp, khung chậu méo, có sẹo mổ tử cung, thai ngôi bất thường…
 
- Khi chuyển dạ:
 
Cần khám để phát hiện các nguy cơ đẻ khó như thai quá to, ngôi thai bất thường (ngôi trán, ngôi ngang, ngôi ngược…).
 
Theo dõi sát cuộc chuyển dạ, theo dõi cơn co để phát hiện được dấu hiệu dọa vỡ tử cung để xử trí kịp thời.
 
Khi sử dụng các thuốc tăng co bóp tử cung phải đúng chỉ định, đúng liều lượng và theo dõi cẩn thận.
 
Khi làm thủ thuật đường dưới như Fooc xep… phải đúng chỉ định và đủ điều kiện thực hiện, nếu sau một số thủ thuật này thấy không đảm bảo phải kiểm soát tử cung, bóc rau nhân tạo… để sớm phát hiện vỡ tử cung.
 
 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm