Vụ bé 34 tháng tuổi tử vong khi chơi cầu trượt: Bác sĩ cấp cứu nói gì?

Linh Trần
28/11/2019 - 15:52
Vụ bé 34 tháng tuổi tử vong khi chơi cầu trượt: Bác sĩ cấp cứu nói gì?
Bệnh nhi được chuyển đến trong tình trạng hôn mê sâu, không có đáp ứng với kích thích, đồng tử giãn, nhịp tim 140l/p; huyết áp 101/47, suy đa tạng. Dù được cấp cứu nhưng bệnh nhi đã tử vong.

Liên quan đến vụ việc trẻ gần 3 tuổi ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội) tử vong do kẹt đầu vào lỗ tròn khi chơi cầu trượt ở Trường mầm non Phù Lỗ (huyện Sóc Sơn), trao đổi với PNVN, bác sĩ Phạm Thị Thanh Tâm, Khoa Cấp cứu và chống độc (BV Nhi TƯ), cho biết, bé T. đã được cấp cứu tại BV nhưng không qua khỏi.

Theo hồ sơ bệnh án, bệnh nhi được BV Bắc Thăng Long chuyển đến lúc 10h45 ngày 25/11 trong tình trạng hôn mê sâu, không có đáp ứng với kích thích, đồng tử giãn, nhịp tim 140l/p; huyết áp 101/47, mặt có một số vết xuất huyết nhỏ, không phát hiện có xây xước ngoài da. Các bác sĩ BV Bắc Thăng Long cho biết, khi tiếp nhận, bé đã ngừng tim. Tuy nhiên, sau khi được cấp cứu, khoảng 10 phút, bệnh nhi đã có nhịp tim trở lại. Trước tình trạng của bệnh nhi quá nặng, BV Bắc Thăng Long đã nhanh chóng chuyển lên BV Nhi TƯ để cấp cứu.

Tiếp nhận bệnh nhi, các bác sĩ BV Nhi TƯ nhanh chóng cấp cứu, hỗ trợ bóp bóng qua nội khí quản, sử dụng thuốc trợ tim. Qua thăm khám và làm các xét nghiệm, chụp X-quang, các bác sĩ xác định bệnh nhân bị suy đa tạng như phù não, thận bắt đầu suy. Đến 16h45, bệnh nhi ngừng tim trở lại. BV cấp cứu ngừng tim nhưng tim không đập lại. Đến 19h10 cùng ngày, gia đình đưa thi thể bé về quê mai táng.

Vụ bé 34 tháng tuổi tử vong khi chơi cầu trượt: Bác sĩ cấp cứu nói gì? - Ảnh 1.

Trường mầm non Phù Lỗ, nơi bé Đ.T. học và bị tai nạn

Theo bác sĩ Tâm, phía BV chỉ tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhi, còn nguyên nhân khiến trẻ bị suy hô hấp dẫn tới suy đa tạng, cơ quan chức năng sẽ làm việc và trả lời.

Qua sự việc này, bác sĩ Tâm cũng khuyến cáo phụ huynh luôn phải để mắt đến trẻ bởi các em rất hiếu động. Ngoài ra, phụ huynh cũng cần phải xây dựng không gian an toàn cho bé, ví như không để các vật nhỏ, các vật liệu thiết bị nguy hiểm gần tầm tay của trẻ. Khi xảy ra tai nạn thương tích, phụ huynh cần phải nhanh chóng sơ cứu cho trẻ bởi có những tai nạn có điểm vàng trong sơ cứu. Ví như trường hợp của bệnh nhi T., khoảng thời gian vàng là 3 phút. Vì vậy, bác sĩ Tâm đề nghị Bộ Giáo dục & Đào tạo nên đưa chương trình cấp cứu cơ bản vào các đơn vị học đường hoặc trường mầm non.

Trước đó, như PNVN đã thông tin, ngày 25/11, khi đi học, bé Đ.T. (34 tháng tuổi) chơi ở cầu trượt của Trường mầm non Phù Lỗ. Trong khi chơi, bé đã bị kẹt đầu nhưng không ai biết. Khi nhà trường phát hiện ra, bé đã nguy kịch và tử vong sau đó.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm