Walt Disney - ‘ông trùm’ mang xứ sở diệu kỳ đến với những em nhỏ

27/04/2018 - 09:32
Nhắc đến những nhân vật hoạt hình thân thiết và gần gũi với các em nhỏ như chuột Mickey, vịt Donald, không ai lại không biết đến Walt Disney. Ông là nhà sản xuất phim, ông trùm truyền thông và là nhân vật mang tính biểu tượng của ngành công nghiệp giải trí trong thế kỷ 20.

Walt Disney sinh ngày 5/12/1901 tại Chicago, Hoa Kỳ, có cha mẹ là người gốc Đức và Ailen. Khi còn là một đứa trẻ, gia đình Disney thường xuyên di chuyển giữa Marceline ở Missouri, thành phố Kansas và Chicago. Lúc còn nhỏ, Walt Disney đã rất đam mê phát triển sở thích về nghệ thuật và học tại học viện thành phố Kansas, sau đó là học viện Nghệ thuật Chicago. Ông trở thành người vẽ tranh biếm họa cho tạp chí của trường.

11.jpg
Walt Disney - người mang những nhân vật hoạt hình đáng yêu đến với những em nhỏ

Khi nước Mỹ tham gia vào chiến tranh thế giới thứ nhất, Walt Disney đã nghỉ học, cố gắng gia nhập vào lực lượng quân đội nhưng bị từ chối vì chưa đủ tuổi. Sau đó, ông tham gia Hội Chữ thập đỏ và đến cuối năm 1918 thì được gửi sang Pháp để lái xe cứu thương.

Năm 1919, ông chuyển về thành phố Kansas và trải qua rất nhiều công việc trước khi tìm được việc làm trong lĩnh vực yêu thích nhất của mình - ngành công nghiệp điện ảnh. Ông đã làm việc cho công ty quảng cáo của hãng phim Kansai, nơi Walt Disney có cơ hội để phát huy tài năng trong lĩnh vực phim hoạt hình còn tương đối mới mẻ lúc bấy giờ. Walt đã sử dụng tài năng vẽ tranh biếm họa để bắt đầu công việc đầu tiên của mình.

Sau sự thành công của những phim hoạt hình đầu tiên, Walt Disney đã thành lập studio riêng của mình có tên là Laugh-O-Gram. Tuy nhiên, những bộ phim này không đủ nổi tiếng và sự phổ biến để tạo ra lợi nhuận. Với chi phí nhân công cao, công ty đi đến phá sản.

Sau thất bại đầu tiên, Walt Disney quyết định chuyển đến Hollywood ở California, nơi được xem là ngôi nhà cho sự phát triển nền công nghiệp điện ảnh của nước Mỹ. Có thể nói, khả năng vượt qua nghịch cảnh là một phẩm chất rất đáng quý trong hành trình gây dựng sự nghiệp của Disney.

7.jpg
Tuổi thơ của những em nhỏ chào đời vào những thập niên cuối thế kỷ 20 ko ai là ko biết đến chú chuột Mickey nổi tiếng

Với anh trai của mình, Walt thành lập một công ty khác và tìm kiếm nhà phân phối cho bộ phim mới của mình có tên ‘Alice Comedies’ (Những chuyện cười của Alice) dựa trên ‘The adventures of Alice in Wonderland’ (Những cuộc phiêu lưu của Alice ở xứ sở thần tiên).

Năm 1927, công ty của Disney đã tham gia và sản xuất thành công bộ phim ‘Oswald the Lucky Rabbit’ (Chú thỏ may mắn Oswald) và được hãng Universal phát hành. Tuy nhiên, với quyền kiểm soát của Universal đối với bộ phim, Walt không thể kiếm lời từ thành công này. Ông đã từ chối lời đề nghị từ Universal và quay trở lại làm việc một mình.

Đây là thời điểm ông tạo ra nhân vật chuột Mickey (ban đầu được gọi là chuột Mortimer). Ub Iwerks đã vẽ chuột Mickey và và Walt trực tiếp lồng tiếng cho nhân vật.

Những bộ phim hoạt hình về chuột Mickey cùng với nhạc nền vui nhộn trở nên rất phổ biến, giúp củng cố danh tiếng và gia tăng sức mạnh của hãng Disney. Các kỹ xảo mà Walt Disney thể hiện trong các bộ phim hoạt hình khiến cho các nhân vật trở nên tin cậy và gần gũi với cuộc sống. Chúng thu hút trí tưởng tượng của khán giả thông qua sự mô tả khéo léo cùng với việc tiên phong sử dụng những câu chuyện có sức nặng và phù hợp đạo đức.

3_158647.jpg
Vịt Donald cũng là một nhân vật hoạt hình huyền thoại của Walt Disney
 

Năm 1932, Walt Disney nhận được giải Oscar đầu tiên ở hạng mục phim ngắn hay nhất cho bộ phim “Flowers and Trees” (Những bông hoa và những cái cây) với việc sử dụng kỹ thuật 3 dải màu và được các nhà phê bình đánh giá cao. Ông cũng giành được giải Oscar đặc biệt cho bộ phim ‘Mickey Mouse’ (Chuột Mickey).

Năm 1933, ông đã phát triển bộ phim hoạt hình thành công nhất mọi thời đại 'The Three Little Pigs' (Ba chú lợn bé nhỏ) với ca khúc nổi tiếng 'Whose of the Big Bad Wolf’.

Năm 1924, Walt Disney bắt đầu dự án đầy tham vọng nhất của mình, đó là bắt tay vào làm bộ phim hoạt hình đủ độ dài và mang đầy sức sống như phim truyện ‘Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn'. Về mặt thương mại, nhiều người cho rằng đó là một sự thất bại. Tuy vậy, bằng cách sử dụng các kỹ thuật quay phim mới, bộ phim đã đáp ứng được đánh giá khắt khe. Phải mất gần ba năm để quay, bộ phim ra mắt vào năm 1937. Đây cũng là lúc Walt Disney hết sạch tiền. Tuy nhiên, điều tuyệt vời là, nó đã trở thành bộ phim thành công nhất năm 1938 và kiếm được 8 triệu USD ngay trong lần phát hành đầu tiên bởi thỏa mãn thị hiếu của công chúng.

Sau sự thành công của ‘Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn’, công ty của ông đã sản xuất một số phim hoạt hình cũng rất thành công khác hạn như ‘Pinocchio’, ‘Peter Pan’, ‘Bambi’ và ‘The Wind in the Willows’ (Gió qua rặng liễu).

12.jpg
Walt Disney là người không ngại thử nghiệm những điều mới mẻ

Kể từ khi nước Mỹ tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai vào năm 1941, thời kỳ vàng son của phim hoạt hình không còn nữa. Hãng phim của Walt Disney phải vật lộn với khó khăn bởi lúc này đã sản xuất ra những bộ phim tuyên truyền không có lợi nhuận.

Có rất ít nhu cầu về phim hoạt hình trong suốt thời kỳ chiến tranh và điều này kéo dài đến cuối những năm 1940, khi đó Disney mới có thể khôi phục lại được danh tiếng cũng như thành công trước đó. Ông đã hoàn thành sản xuất 2 bộ phim ‘Cinderella’ (Cô bé lọ lem) và ‘Peter Pan’.

Sang thập niên 1950, hãng Walt Disney đã mở rộng hoạt động của mình và cho ra đời những bộ phim hành động nổi tiếng. Họ đã cho ra đời rất nhiều bộ phim thành công như ‘Treasure Island’ (Đảo giấu vàng - 1950), ‘20,000 Leagues Under the Sea’ (Hai vạn dặm dưới đáy biển - 1954) và ‘Pollyanna’ (1960).

Ở một sự đột phá khác, hãng đã sáng tạo ra một trong những show hấp dẫn đầu tiên dành cho trẻ em – Câu lạc bộ chuột Mickey. Chính Walt Disney thậm chí còn trực tiếp quay lại phòng thu để trực tiếp thu âm. Trong những năm 1960, đế chế Disney tiếp tục mở rộng thành công. Vào năm 1964, họ sản xuất bộ phim thành công nhất của mình có tên là ‘Mary Poppins.’ Bộ phim này đã giành được 5 giải Oscar vào năm 1965.

3.jpg
Cả cuộc đời mình, Walt Disney đã lập nên kỷ lục 59 lần được đề cử giải Oscar, trong đó 22 lần giành tượng vàng danh giá

Từ cuối thập niên 1940, Walt Disney đã lập kế hoạch xây dựng một công viên giải trí khổng lồ với ý tưởng công trình này sẽ không giống với bất kỳ công viên nào đã được xây dựng trước đó. Đặc biệt, xuất phát từ tình yêu dành cho những chuyến tàu từ khi còn là một cậu bé bởi thường xuyên được quan sát những đoàn tàu hỏa chạy qua nhà mình, Walt Disney ông muốn công viên này phải trở thành thế giới kỳ diệu cho trẻ em và được bao quanh bởi một chuyến tàu.

Dành cả cuộc đời để sáng tạo ra những nhân vật hoạt hình nổi tiếng; tên tuổi của Walt Disney còn gắn với hệ thống công viên giải trí mang tên ông ở khắp nơi trên thế giới. Trong suốt cuộc đời của mình, Walt Disney lập nên kỷ lục khi 59 lần được đề cử giải Oscar cho những bộ phim của mình, trong đó 22 lần giành tượng vàng danh giá. Luôn sẵn sàng chấp nhận rủi ro để thử nghiệm những điều mới mẻ - đó là nét đặt trưng trong tính cách của Walt Disney bởi theo ông “Tất cả những nghịch cảnh, khó khăn và trở ngại đến trong cuộc đời đã khiến tôi trở nên mạnh mẽ”.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm