Tin tổng hợp

Xây dựng thương hiệu đặc sản vùng miền gắn với phát triển thị trường trong nước

31/10/2019 - 08:49 AM
Quảng bá thương mại sản phẩm đặc trưng vùng miền, góp phần đẩy mạnh hoạt động kết nối giao thương, mở rộng thị trường, đưa các sản phẩm đặc trưng vùng miền của Việt Nam đến với người tiêu dùng là nội dung được Bộ Công Thương và các bộ ngành liên quan triển khai gắn với hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong nhiều năm qua.
10 năm hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, điều dễ nhận thấy là các doanh nghiệp bán lẻ trong và ngoài nước đã đồng hành cùng Bộ Công Thương và Sở Công Thương một số địa phương tổ chức nhiều sự kiện nhằm giúp nông sản Việt có thị trường tiêu thụ ổn định trong nước và từng bước xây dựng thương hiệu, điển hình như:  Hội chợ đặc sản vùng miền Hà Nội tổ chức định kỳ hàng năm từ năm 2014 đến nay; Tuần lễ  Đặc sản tỉnh Hòa Bình, Tuần lễ Nhãn và Nông sản an toàn tỉnh Sơn La: Tuần lễ vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang, Tuần lễ  Na Chi Lăng - Lạng Sơn…
 
 
Hội chợ đặc sản vùng miền được tổ chức định kỳ hàng năm, từ năm 2014 đến nay

 

Các hoạt động này đã  hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ một số sản phẩm đặc sản tại các vùng, miền, địa phương có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được cấp Giấy chứng nhận thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam (VietGAP)… tới người tiêu dùng, các nhà phân phối, nhà hàng, khách sạn,… góp phần khuyến khích hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn của các địa phương…
 
 
Công tác xúc tiến thương mại góp phần quảng bá tiếp cận thị trường cho các mặt hàng nông sản Việt Nam.

 

Bên cạnh đó, công tác xúc tiến thương mại thông qua các hội chợ, triển lãm chuyên ngành nông nghiệp được tổ chức thường niên cũng đã góp phần quảng bá tiếp cận thị trường cho các mặt hàng nông sản Việt Nam.
 
Ông  Đào Văn Hồ, Giám đốc  Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp, cho biết: Tại Hội chợ này về cơ bản các sản phẩm của chúng ta đã đáp ứng tương đối nhu cầu của thị trường; Qua những hội chợ như thế này thì người tiêu dùng cũng sẽ gặp gỡ với các doanh nghiệp và các doanh nghiệp cũng tìm hiểu được nhu cầu của ngườu tiêu dùng và giwuax sản xuất và tiêu thụ gặp nhau . Đây là mong muốn của ngành nông nghiệp khi tiến hành khi tiến hành Hội chợ, triển lãm tạo điều kiện cho liên kết chuỗi sản xuất của ngành nông nghiệp được phát triển mạnh mẽ.
 
Theo ông Lê Đức Minh Chi, cục trưởng Chi cục QLCL  Nông  lâm Thủy sản  Bình Thuận: Tỉnh Bình Thuận chúng tôi có nhiều mô hình sản xuất từ khâu ban đầu đến khâu tiêu thụ sản phẩm , lần này tham gia Hội chợ Agroviet 2019 chúng tôi có đưa một số sản phẩm được thực hiện theo chuỗi an toàn  với mong muốn được sự đón nhận của người  tiêu dùng thủ đô và các tỉnh Miền Bắc. 
 
 
Trong 10 năm qua, các Sở Công Thương đã tổ chức được hơn 1.000 hội nghị kết nối cung cầu 

 

Theo báo cáo của  Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong 10 năm qua, các Sở Công Thương đã tổ chức được hơn 1.000 hội nghị kết nối cung cầu các cấp, từ đó kết nối tiêu thụ hàng hóa của các vùng miền trong cả nước.
 
Gần đây, nằm trong khuôn khổ Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 19 (Agroviet 2019),  Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương phối hợp với Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội thảo với chủ đề “Thương mại kết nối thị trường cho sản phẩm đặc trưng vùng miền và Giao thương tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn năm 2019”.  Hội thảo này được tổ chức  nhằm góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, thương mại và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông sản của Việt Nam.
 
 
Xây dựng và phát triển thương hiệu đặc sản vùng miền đã được các cơ quan trung ương, các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp quan tâm, tiếp cận và triển khai

 

Thời gian qua, vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu đặc sản vùng miền đã được các cơ quan trung ương, các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp quan tâm, tiếp cận và triển khai. Nhiều chương trình, đề án, dự án, kế hoạch trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu đã được thực hiện từ trung ương đến địa phương. Quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản của Việt Nam cũng được tiếp cận theo xu hướng chung của các nước trên thế giới đó là xây dựng thương hiệu quốc gia và thương hiệu vùng, miền, địa phương. 
 
Với việc xuất hiện ngày càng nhiều các hội chợ, triển lãm  hàng nông nghiệp ở trong và ngoài nước, cùng với đó là việc tổ chức festival các sản phẩm nông sản ở nhiều địa phương trên cả nước, hình ảnh các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam đã được nâng cao trong nhận thức của người tiêu dùng. Đây cũng là một trong những hoạt động quan trọng góp phần phát triển thương hiệu đặc sản  vùng  miền  cho hàng  nông sản Việt Nam.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn