Tại khoa Hiếm muộn, BV Từ Dũ (TPHCM), chị Hậu cùng chồng vừa hoàn tất thủ tục đóng tiền gia hạn trữ đông phôi rồi đón xe trở về Nha Trang.
Theo chia sẻ của chị Hậu, chồng chị vốn là công chức làm việc trong cơ quan Nhà nước, trước đây chị cũng là nhân viên kế toán cho một xí nghiệp gần nhà. Tuy nhiên, sau phẫu thuật điều trị bướu giáp vào năm 2015, chị quyết định xin nghỉ làm, dồn toàn bộ thời gian cho kế hoạch sinh con.
Theo chia sẻ của chị Hậu, chồng chị vốn là công chức làm việc trong cơ quan Nhà nước, trước đây chị cũng là nhân viên kế toán cho một xí nghiệp gần nhà. Tuy nhiên, sau phẫu thuật điều trị bướu giáp vào năm 2015, chị quyết định xin nghỉ làm, dồn toàn bộ thời gian cho kế hoạch sinh con.
Lo ngại virus Zika, nhiều cặp vợ chồng quyết định hoãn kế hoạch có con. (Ảnh minh hoạ) |
Cũng theo lời kể của chị Hậu, vợ chồng chị kết hôn vào năm 2013 khi cả hai người đều đã lớn tuổi, vì vậy việc sinh con là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, hơn 1 năm sau kết hôn, vợ chồng vẫn chưa được đón nhận tin vui. Khi tới bệnh viện khám, chị nhận được kết quả tắc 1 bên vòi trứng và sức khoẻ sinh sản của chồng cũng có vấn đề, biện pháp tốt nhất là thụ tinh trong ống nghiệm.
“Khi tôi đang tiến hành các thủ tục để chọc hút trứng thì căn bệnh bướu giáp lại tái phát, khiến tôi bị khó thở, mệt mỏi. Bác sĩ nói, tôi nên ngưng kế hoạch có con, điều trị bướu giáp trước”, chị Hậu kể.
“Khi tôi đang tiến hành các thủ tục để chọc hút trứng thì căn bệnh bướu giáp lại tái phát, khiến tôi bị khó thở, mệt mỏi. Bác sĩ nói, tôi nên ngưng kế hoạch có con, điều trị bướu giáp trước”, chị Hậu kể.
Khi sức khỏe đã ổn định, vợ chồng chị Hậu tiếp tục thực hiện điều trị hiếm muộn. Tuy nhiên, ngay ở lần chuyển phôi đầu tiên, chỉ sau 8 tuần, chị Hậu đã không giữ được thai.
“Theo lịch hẹn, tôi sẽ tiếp tục thực hiện chuyển phôi vào đầu tháng 11 nhưng dịch Zika đang phức tạp, vợ chồng tôi chần chừ mãi, cuối cùng quyết định tạm ngưng. Bởi thời điểm này mưa còn nhiều, muỗi đang phát triển mạnh, số ca nhiễm Zika cũng đang tăng, tôi sợ có bầu sẽ nguy hiểm đến bé nếu chẳng may nhiễm bệnh”, chị Hậu phân trần.
“Theo lịch hẹn, tôi sẽ tiếp tục thực hiện chuyển phôi vào đầu tháng 11 nhưng dịch Zika đang phức tạp, vợ chồng tôi chần chừ mãi, cuối cùng quyết định tạm ngưng. Bởi thời điểm này mưa còn nhiều, muỗi đang phát triển mạnh, số ca nhiễm Zika cũng đang tăng, tôi sợ có bầu sẽ nguy hiểm đến bé nếu chẳng may nhiễm bệnh”, chị Hậu phân trần.
Chia sẻ về tình trạng này, TS.BS Vũ Minh Ngọc, Phó khoa Hiếm muộn, BV Từ Dũ cho biết, hiện số bệnh nhân đến điều trị liên quan đến hiếm muộn tại khoa vẫn không có gì thay đổi. Tuy nhiên, lịch hẹn chuyển phôi mà bác sĩ đưa ra không bắt buộc vào ngày nào cố định mà tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, công việc và thời gian của bệnh nhân. Vì vậy, nếu bệnh nhân vì một lý do nào đó mà chưa thể hoặc chưa muốn thực hiện chuyển phôi trong thời gian này thì họ có thể dời đến những tuần hoặc tháng sau đó.
Trong khi đó, ThS.BS Nguyễn Hữu Trung, giảng viên khoa Phụ sản, trường ĐH Y Dược TPHCM cho biết, vấn đề chính của nhiễm virus Zika là có thể gây nên tình trạng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh, nhưng không phải thai phụ nào nhiễm virus cũng sinh ra con bị dị tật đầu nhỏ. Bởi theo nghiên cứu, chỉ dưới 10% mẹ bị nhiễm loại virus này, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ, có nguy cơ sinh ra con bị dị tật đầu nhỏ.
“Vấn đề quan trọng nhất vẫn là biện pháp dự phòng, ngăn ngừa loại virus này bằng các biện pháp chống muỗi đốt, vệ sinh sạch sẽ nơi ở, ngủ mùng chống muỗi… Virus này chỉ gây nguy hiểm với thai phụ trong 3 tháng đầu. Đối với 3 tháng cuối, hiện chưa có khuyến cáo cụ thể, tuy nhiên về lý thuyết, khi thai đã lớn, mức độ ảnh hưởng đối với thai là không nhiều”, bác sĩ Trung khuyến cáo.
Việt Nam hiện ghi nhận 39 bệnh nhân nhiễm virus Zika ở 7 tỉnh, thành phố. Ngoài TPHCM với 30 trường hợp, Đắk Lắk 3 ca, Bình Dương có 2 ca. Các địa phương Phú Yên, Khánh Hòa, Long An, Trà Vinh mỗi nơi phát hiện 1 bệnh nhân. Một em bé ở Đắk Lắk được ghi nhận bị dị tật đầu nhỏ liên quan đến virus Zika. |
*Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi.