10 triệu người bị ảnh hưởng mạnh từ tăng giá dịch vụ y tế

15/01/2019 - 13:06
Hơn 1900 dịch vụ y tế tăng giá từ hôm nay được cho sẽ ảnh hưởng mạnh đến khoảng 10 triệu người hiện chưa có thẻ bảo hiểm y tế.
Việc điều chỉnh hơn 1.900 dịch vụ y tế này theo mức lương cơ sở tăng từ 1/7/2018 bởi giá dịch vụ y tế có tính chi phí từ tiền lương.
Theo đó, với những người có thẻ bảo hiểm y tế, cụ thể là tiền khám bệnh, phẫu thuật, tiền giường bệnh… sẽ tăng thêm khoảng 10%. Ngoài ra các dịch vụ phẫu thuật như siêu âm, chụp cộng hưởng từ chỉ tăng khoảng 1-3%.
Đại diện bảo hiểm xã hội Việt Nam, ông Nguyễn Tất Thao - Phó trưởng Ban Thực hiện chính sách BHYT (Bảo hiểm xã hội - BHXH Việt Nam) cho biết, việc điều chỉnh này không tác động nhiều đến người có thẻ bảo hiểm y tế. Mức chi trả sẽ tăng lên nhưng chỉ tập trung ở trường hợp người bệnh điều trị nội trú có ngày điều trị kéo dài, do giá của tiền giường bệnh tăng 11%.
 
49948140_2361774754052696_8185497609297723392_n.jpg
Theo thông tư 39 vừa được Bộ y tế ban hành, từ ngày 15/1/2019 nhiều dịch vụ y tế sẽ tăng giá. Theo đó, tiền khám bệnh tại các tuyến dao động tăng khoảng 10% so với hiện nay - Ảnh: Kiều Trang

 

Hiện nay, nhóm ảnh hưởng nhiều nhất của nhóm điều chỉnh giá dịch vụ lần này là khoảng 10 triệu người chưa có thẻ bảo hiểm y tế. Việc điều chỉnh giá mới chỉ áp dụng tại các bệnh viện tuyến Trung Ương, với các bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố thì thời gian và mức điều chỉnh sẽ được quyết định bởi ủy ban nhân dân địa phương.
 
50263872_2020550811577787_3455614726539575296_n.jpg
Việc tăng giá viện phí lần này, số người không có thẻ BHYT sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn khi mắc phải những căn bệnh hiểm nghèo

 

Theo ghi nhận của phóng viên, ở nhiều tuyến bệnh viện, tính trên mức giá quy định tăng thì giá phí dao động từ 26.000 đến 37.000 đồng/lượt khám. Cụ thể, giá khám tại bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1 tăng từ 33.100 đồng lên 37.000 đồng. Giá khám bệnh tại bệnh viện hạng 2 từ 29.600 đồng lên 33.000 đồng. Giá khám tại trạm y tế xã, bệnh viện hạng 4 tăng từ 23.300 đồng lên 26.000 đồng.
 
Nhiều bệnh nhân không có bảo hiểm y tế đón nhận thông tin này một cách lo lắng, đặc biệt là những bệnh nhân phải nằm điều trị lâu ngày. Tiền giường cho bệnh nhân hồi sức tích cực, ghép tủy, ghép tạng, ghép tế bào gốc tại bệnh viện hạng 1, hạng đặc biệt tăng lên 753.000đ/ngày, cao hơn gần 70.000đ/ngày so với mức phí cũ. Tại bệnh viện hạng 1, giá giường tăng từ 615.600 đồng lên 678.000 đồng… còn đối với những dịch vụ sử dụng ít nhân công như siêu âm, chụp cộng hưởng từ thì giá chỉ tăng khoảng 1%. 
 
img_1353_1600x1067.JPG
Ảnh: Kiều Trang

 

Hiện cả nước vẫn còn hơn 15% dân số không tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tập trung ở hai nhóm đối tượng là những người không nghèo, không cận nghèo và những hộ làm nông, lâm, ngư nghiệp có thu nhập theo mùa vụ. Nhóm đối tượng này nếu chưa có thẻ BHYT sẽ chịu nhiều tác động khi giá dịch vụ y tế tăng. Tuy nhiên, tác động mạnh nhất đến người bệnh chưa có thẻ BHYT là nhóm giá dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm dành cho các hạng bệnh viện, bất kể người bệnh điều trị ngoại trú hay nội trú, điều trị ít ngày hay dài ngày.
 
Như vậy, khoản tiền người khám chữa bệnh không có BHYT phải trả thêm so với mức giá hiện hành sẽ là con số không nhỏ. Đặc biệt, những bệnh nhân cần sử dụng các dịch vụ kỹ thuật cao thì mức chi 100% từ tiền túi rất lớn, ví dụ như chụp PET/CT, chi phí tối đa đã lên tới hơn 20 triệu đồng; chi phí PET/CT mô phỏng xạ trị gần 21 triệu đồng... 
 
Tuy nhiên, nhiều người lo lắng đặt cậu hỏi, liệu tăng giá dịch vụ thì chất lượng khám chữa bệnh có tăng? Mua BHYT liệu có được đối xử công bằng như những người đến khám dịch vụ hay không, hay chỉ chìa thẻ BHYT ra là đã phải…. ngồi chờ?

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm