100k/bát bún giải ngán ngày Tết, chị em ngẩn ngơ rút ví

Anh Quân
15/02/2021 - 15:26
100k/bát bún giải ngán ngày Tết, chị em ngẩn ngơ rút ví

Ảnh minh họa: Báo Dân Việt

100k, 80k, 70k, nhẹ nhàng cũng 50k là những mức giá nhiều người tiêu dùng Thủ đô phải trả cho một tô bún riêu, bún ốc, bún cá giải ngán trong những ngày du xuân Tết Tân Sửu 2021.

Ngay từ mùng 1 Tết, khi nhiều nhà hàng, quán xá vẫn còn đóng cửa nghỉ lễ, trên nhiều vỉa hè của Hà Nội đã xuất hiện các hàng, quán bán những món đồ ăn nhẹ như bún, phở giúp làm ấm bụng những người đi du xuân lỡ bữa hay để  phục vụ những người đã quá chán với bánh chưng, giò gà ngày Tết giải ngán.

Hàng quán tăng giá bán, tăng phụ thu ngày Tết

Chơi Tết đầu năm tại khu vực phố cổ, chị Đào Minh An (Q.Ba Đình, Hà Nội) và bạn bè quyết định chọn một quán bún riêu tại phố Cửa Đông để thưởng thức. Mình biết là ngày Tết, hàng quán nào cũng tăng giá bán. Nhưng một bát bún riêu ốc lên tới 100.000 đồng, thì không hề hợp lý một chút nào. Nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19, người tiêu dùng đang có xu hướng thắt chặt chi tiêu. Chị Minh An cho biết.

Chị Phương Thảo (Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng chia sẻ bức xúc vì chiều ngày 3 Tết, một bán bún riêu tại phố Lò Đúc cũng được bán với giá 70.000 đồng. Đến thời điểm này, ngày 4 Tết âm lịch, giá dịch vụ ăn uống, ẩm thực vẫn còn được áp dụng theo giá Tết, với những hình thức tăng giá bán, tăng mức phụ thu khác nhau.

Cụ thể, tại các hàng bán đồ ăn nhẹ như bún cá, bún ốc, bún riêu, phở, mức giá dao động từ 45.000 đồng đến 70.000 đồng cho một bán đầy đủ. So với thường ngày, mức giá này cao hơn từ 10.000 đến 25.000 đồng, tùy từng hàng.

100k/bát bún giải ngán ngày Tết, chị em ngẩn ngơ rút ví  - Ảnh 1.

Các món bún giải ngán ngày Tết đắt khách. Ảnh minh họa

Vào những ngày đầu tiên của năm mới, thời tiết tại Hà Nội ấm áp, nên nhiều người lựa chọn để xuất hành, chơi xuân. Các hàng quán, đặc biệt là các quán cà phê luôn nhộn nhịp và đông khách. Tại nhiều quán cà phê giải khát, sinh tố, mức phụ thu lễ Tết cũng được áp dụng từ 10% đến 20%.

Giải thích lý do tăng giá, chị Nguyễn Thị Hoa (phố Đội Cấn, Hà Nội) cho biết, hàng quán phục vụ trong thời gian nghỉ Tết, rất khó thuê mướn nhân công, thù lao phải trả cho lao động trong dịp nghỉ lễ cũng tăng gấp đôi, gấp ba, nên không tránh khỏi tăng giá hay áp dụng phụ thu.

Tại một số nơi, yêu cầu giữ khoảng cách an toàn phòng dịch chưa được chú trọng. Hơn bao giờ hết, người tiêu dùng cần phải tự nâng cao ý thức phòng dịch Covid-19 để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình khi đến những nơi tập trung đông người.

Chợ, siêu thị mở cửa trở lại, hàng hóa Tết dồi dào

Hôn nay, ngày 4 Tết Tân Sửu, các hệ thống siêu thị lớn, chợ truyền thống, thậm chí các khu chợ cóc, hàng rong cũng đã bắt đầu hoạt động trở lại.

Ghi nhận trên thị trường, hàng hóa được bán dồi dào, đủ chủng loại. Trong đó, đa dạng nhất là các mặt hàng rau xanh, hoa tươi, thịt lợn, thịt gà, thịt bò, cá tôm… So với trước Tết, giá một số mặt hàng thực phẩm có tăng nhẹ. Thịt gà nguyên con có  giá 130.000 đồng/kg. Thịt bò và bê có giá bán 350.000 đồng/kg. Thịt lợn giá 180.000 – 250.000 đồng/kg.

100k/bát bún giải ngán ngày Tết, chị em ngẩn ngơ rút ví  - Ảnh 2.

Thực phẩm tại các chợ dồi dào, không kém gì những ngày trước Tết. Ảnh minh họa

Các loại rau xanh, củ và quả không có biến động giá so với trong Tết. Riêng hoa tươi, như hồng, cúc, dơn, ly... có giá giảm từ 30% tới 50% so với trước Tết. 

Hầu hết các hệ thống siêu thị, địa điểm mua sắm đã mở cửa từ mùng 2 Tết với nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãi, lì xì dịp đầu năm mới. Tại những địa điểm này, các yêu cầu đảm bảo an toàn phòng chống dịch như thực hiện đúng quy định về khoảng cách an toàn, yêu cầu đeo khẩu trang, sử dụng nước xịt tay sát khuẩn, thực hiện đo nhiệt độ… trước khi vào cửa được tuân thủ nghiêm ngặt để khách hàng yên tâm mua sắm.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm