190 nghìn mua dâu tây kết thúc cuộc hôn nhân 6 năm cùng bài học để đời

An Thanh
06/01/2023 - 20:26
Mỗi người là một cá thể hoàn toàn khác nhau, khó có thể nào thỏa hiệp được. Quan điểm sống và tiêu dùng cũng do suy nghĩ và phong cách của mỗi người.

Trước khi kết hôn, hãy chú ý đến quan điểm và tính cách của bạn đời. Chỉ cần quan điểm sống khác biệt nhau, hôn nhân của bạn sẽ rất đau khổ.

01

Hằng có nhan sắc. Tuy nhiên, chẳng biết có phải do "vô duyên" hay không mãi cô vẫn chẳng có mối tình nào vắt vai. Đến năm cô 29 tuổi, bố mẹ quá mức sốt ruột nên đòi mai mối, cuối cùng, Hằng cũng được sắp xếp cho gặp Thắng.

Cảm thấy hai bên cũng có nhiều điểm chung, Thắng ưa nhìn, có vẻ cũng trung thực nên Hằng quyết định hẹn hò. Không lâu sau cả hai kết hôn. Ngay từ đầu khi đến với Thắng, rõ ràng Hằng chưa hiểu rõ về đối phương. Nhưng khi bị bạn bè khuyên nhủ hãy nghĩ kỹ càng chuyện cưới, Hằng lại tặc lưỡi cho rằng sau khi kết hôn rồi bồi đắp dần.

Về chung một nhà, dần dần Hằng mới phát hiện chồng mình có nhiều suy nghĩ, tính cách khác xa với lối sống xưa nay của cô.

Thắng tiết kiệm một cách quá đáng đến mức tằn tiện. Hầu hết trái cây anh ta mua thường là hoa quả héo, không còn tươi ngon, bán giảm giá ở lề đường. Đồ ăn thức uống đã vậy, đến vật dụng gia đình cũng thế. Thắng luôn lựa chọn những thứ rẻ nhất và lúc nào cũng so đo, tính toán đến từng đồng một.

Hai vợ chồng Hằng đã có một cuộc chiến dài về điều này. Hằng cho rằng chồng thật tắn tiện quá đến mức khổ cực dù gia đình không đến nỗi. Thắng lại nghĩ vợ tiêu hoang, không biết suy nghĩ.

190 nghìn tiền mua dâu tây kết thúc cuộc hôn nhân 6 năm cùng bài học lớn để đời - Ảnh 1.

Suốt 6 năm hôn nhân, Hằng chi trả phần lớn chi phí ăn uống sinh hoạt trong nhà bởi lo lắng để con cái sống như chồng vẫn làm thì chúng sẽ suy dinh dưỡng mất.

Tình cảm của cô dành cho Thắng từ cảm thấy chân thành, an toàn cũng biến thành coi thường vì chồng quá mức tằn tiện trong chi tiêu.

02

Cuộc hôn nhân này đã trải qua nhiều lần cãi vã triền miên, cả hai không ai đồng tình với quan điểm của ai cả. Thật ra, ai cũng có ý đúng nếu như đứng ra để "thuyết trình" về thói quen chi tiêu của mình. Tuy nhiên, sự không đồng nhất về quan điểm khiến cho cuộc hôn nhân lúc nào cũng như trên dây đàn.

Một ngày nọ, Hằng mua hộp dâu tây có giá 190 nghìn về cho các con ăn. Thú thật, cô cũng lường được chồng sẽ giận dữ nhưng nghĩ cảnh con chưa từng được ăn dâu tây nhập khẩu, Hằng vẫn quyết mua. Về đến nhà, hai đứa bé nhìn thấy dâu tây thì nhảy lên sung sướng về loại quả chúng mới chỉ được thấy trong sách ở lớp mẫu giáo.

Khi nhìn thấy bảng giá trên hộp dâu, Thắng giận dữ tột độ. Bình thường, anh chỉ dám mua ổi táo 15 nghìn lề đường, bây giờ vợ dám mua đến hộp dâu gần cả 200 nghìn như vậy.

Hai vợ chồng xảy ra "chiến tranh" ngay trong căn bếp. Hai đứa con nghe tiếng ồn ào, chạy ra đứng tròn xoe mắt, ái ngại nhìn bố mẹ cãi vã.

Thắng vẫn đang trong cơn giận dữ, chửi bới: "Kiếm tiền dễ lắm à mà ăn uống hoang phí. Đời tôi chưa bao giờ dám ăn đến loại quả nào đắt như thế. Đúng là kiểu người chỉ biết hưởng thụ, não ngắn, không nghĩ cho tương lai". Nói rồi, Thắng cầm cả hộp dâu vứt xuống sàn nhà trong sự sững sờ của vợ và hai con.

190 nghìn tiền mua dâu tây kết thúc cuộc hôn nhân 6 năm cùng bài học lớn để đời - Ảnh 2.

Nhìn cảnh này mà Hằng chán nản tột độ. Tại sao cuộc đời cô lại rơi vào bế tắc như vậy, chỉ vì một hộp dâu mà chồng không tiếc lời chửi bới. Hai cô con gái của cô đứng len lén nhìn bố mẹ "chiến tranh" chỉ vì 190 nghìn rồi tiếc rẻ nhìn xuống mấy quả dâu.

Lần cãi cọ này đã khiến Hằng quyết định chấm dứt tất cả. Rõ ràng, vấn đề giữa họ không lớn nhưng quan điểm sống đã khác nhau ngay từ giây phút ban đầu. Có cố gắng ở bên cũng chẳng bao giờ hạnh phúc. Tiết kiệm của Thắng là đối xử không công bằng với bản thân, vợ và con cái. Thậm chí anh còn không muốn một cuộc sống có chất lượng bình thường mà lúc nào cũng ki cóp dù hoàn cảnh chẳng đến nỗi.

03

Tiền bạc luôn là một vấn đề đại sự trong chuyện hôn nhân. Đôi vợ chồng Hằng - Thắng kết thúc mối quan hệ vì sự bất đồng khó có thể hòa giải trong cách chi tiêu của họ. Ai trong số họ cũng có quan điểm của mình và kiên quyết không chấp nhận quan điểm của đối phương. Điều đó khiến cho bất hòa giữa cả hai cứ vậy mà tăng lên mãi cho đến khi bùng nổ.

Mỗi người là một cá thể hoàn toàn khác nhau, khó có thể nào thỏa hiệp được. Quan điểm sống và tiêu dùng cũng do suy nghĩ và phong cách của mỗi người. Nếu như kết hôn, họ biết lắng nghe, điều chỉnh cách sống của mình hợp với đối phương thì có lẽ sẽ yên bình. Ngược lại, nếu như cả hai đều muốn "chiến" thì sẽ rất khó lấy điều gì ra để có thể giải quyết được tình thế.

190 nghìn tiền mua dâu tây kết thúc cuộc hôn nhân 6 năm cùng bài học lớn để đời - Ảnh 3.

Suy cho cùng, dẫn đến tình cảnh đó cũng do cả hai chưa tìm hiểu nhau kỹ lưỡng trước khi tiến đến hôn nhân. Cuộc sống sau khi kết hôn với cơm, áo, gạo, tiền, củi, dầu, mắm... vô cùng thực tế. Nó sẽ khiến hai cuộc đời va đập và hòa nhập vào nhau. Trong đó đương nhiên còn có những sự bất đồng trong tư tưởng và lối sống. Nếu như không thể nào hòa hợp được thì đến một ngày, bất đồng ấy sẽ hoàn toàn bùng nổ.

Bởi vậy, bài học lớn nhất trước khi quyết định đến hôn nhân là phải tìm hiểu sâu về đối phương. Đừng để những bất đồng quan điểm không thể xóa nhòa ảnh hưởng đến cuộc sống về sau.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm