2 điều quyết định năng lực làm giàu

Alexx
02/09/2022 - 09:08
2 điều quyết định năng lực làm giàu
Kiếm tiền là quan hệ nhân quả, không phải quan hệ kết quả. Nguyên nhân quyết định kết quả. Nhận thức và lựa chọn của chúng ta quyết định chúng ta có thể đi bao xa trên con đường theo đuổi sự giàu có.

Trong một cuốn sách nước ngoài có tên "Bí mật tư duy triệu phú" (tạm dịch), có nhắc tới một nguyên tắc gọi là "Nguyên tắc tài phú", nội dung của nó là thu nhập của bạn chỉ có thể tăng đến mức bạn có thể tăng nó.

Nói cách khác, số tiền bạn có thể kiếm được trong đời, là có giới hạn.

Kiếm tiền là quan hệ nhân quả, không phải quan hệ kết quả.

Nguyên nhân quyết định kết quả. Nhận thức và lựa chọn của chúng ta quyết định chúng ta có thể đi bao xa trên con đường theo đuổi sự giàu có.

01

Nỗ lực là điểm tựa, lựa chọn là đòn bẩy

Một cư dân mạng có nickname @Mubing từng chia sẻ câu chuyện về cậu em trai Kevin của mình như sau.

Sau khi tốt nghiệp đại học, Kevin tham gia một công ty thuộc lĩnh vực báo chí với tư cách là biên tập viên, ban ngày tìm tin bài, tối viết bản thảo đến tận sáng.

Mubing hỏi cậu em: "Em hi vọng sau 3 năm nữa, em sẽ trở thành người ra sao?"

Kevin đáp: "Em hi vọng mình có thể mua được xe ô tô, đèo ba mẹ đi chơi. Rồi mua một căn nhà và thành gia lập thất."

Mubing nói với Kevin: "Ước mơ này của em không thực tế. Ngành báo truyền thống đang có xu hướng thoái trào, mức lương hiện tại của em 12 triệu, qua 3 năm nữa, lương có lẽ cũng không tăng lên được bao nhiêu."

Vậy là, Kevin quyết định nghỉ việc, chuyển sang làm kế hoạch cho một công ty Internet.

Số tiền bạn kiếm được trong đời là CÓ GIỚI HẠN: 2 điều quyết định năng lực làm giàu của đàn ông  - Ảnh 1.

3 năm sau, nguyện vọng của Kevin đã thành hiện thực, còn những đồng nghiệp cũ ở công ty lại phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp.

Bạn sẽ phát hiện ra một điều rằng, thứ thực sự kéo dãn khoảng cách giữa con người với con người, chính là sự lựa chọn.

Lựa chọn đúng, việc sẽ nhàn đi một nửa, lựa chọn sai, có cố tới mấy cũng xôi hỏng bỏng không.

Khi nhân viên của Tencent (công ty của tỷ phú Mã Hóa Đằng, công ty có giá trị nhất châu Á, một trong 5 tập đoàn lớn nhất thế giới), Tinh Triệt, tốt nghiệp đại học năm 2010, anh ấy đã nhận được nhiều lời đề nghị cùng lúc, nhưng anh ấy đã chọn Tencent với mức lương thấp hơn.

Các bạn cùng lớp cười nhạo anh vì sự ngốc nghếch, nhưng anh nói, "Tôi muốn học hỏi từ Tencent."

Chỉ trong ba năm, lương của Xing Che đã tăng gấp 5 lần, vượt xa những sinh viên khác tốt nghiệp cùng năm.

Năm 2013, Tinh Triệt lại nhìn thấy tương lai của WeChat (ứng dụng di động độc lập lớn nhất thế giới vào năm 2018, với hơn 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng) nên đã chủ động xin chuyển công tác sang bộ phận kinh doanh WeChat.

Trong hai năm, tiền lương của Tinh Triệt đã tăng lên nhiều lần, và anh cũng sở hữu cổ phiếu trị giá 1 triệu USD (khoảng 23 tỷ đồng).

Trong sự nghiệp của một người, lựa chọn quan trọng hơn, hay nỗ lực quan trọng hơn?

Câu trả lời là, cả hai đều quan trọng.

Nhưng đặt trong tương quan so sánh, lựa chọn sẽ quan trọng hơn, bởi nếu lựa chọn sai thì dù bạn có cố gắng đến đâu cũng đều sẽ là vô ích.

Nỗ lực là điểm tựa, lựa chọn là đòn bẩy.

Đi xe đạp, dù cố gắng thế nào cũng sẽ không thể đuổi kịp xe ô tô.

Kiếm tiền là quan hệ nhân quả, không phải quan hệ kết quả: Muốn ra quả ngọt, trước hết phải chăm từ gốc - Ảnh 2.

02

Năng lực càng khan hiếm, bạn càng có giá trị

Anh em nhà Dreyfus, Stuart và Hubert Dreyfus, hai chuyên gia máy tính người Mỹ, từng đề xuất một "mô hình Dreyfus":

Mức độ thành thạo của người đối với một kỹ năng chuyên ngành có thể được chia thành: người mới, nhập môn, có năng lực, thành thạo và tinh thông.

Tương ứng, khi các kỹ năng của bạn không ngừng được cải thiện, thu nhập của bạn cũng sẽ tăng lên.

Một người có thể kiếm được bao nhiêu tỷ lệ thuận với năng lực không thể thay thế của họ.

Có hai loại không thể thay thế:

Một là khi bạn làm điều gì đó mà người khác không muốn làm hoặc không thể làm.

Hai là bạn làm được điều gì đó mà mọi người đều có thể làm, nhưng lại là người làm tốt nhất.

Năm 2005, một thanh niên đến Alibaba để phỏng vấn, người phỏng vấn hỏi anh ấy: "Làm thế nào để chứng minh trình độ kỹ thuật của bạn?"

Người thanh niên nhận máy tính từ người phỏng vấn, viết ra một chuỗi mã rồi tắt một trong các thiết bị định tuyến của Alibaba, điều này khiến mạng nội bộ của Alibaba bị gián đoạn, các kỹ thuật viên trong công ty thậm chí cũng không biết chuyện gì đã xảy ra.

Người phỏng vấn vội báo cho Jack Ma, ông lập tức chỉ thị: "Bằng mọi giá phải giữ người này lại".

Để giữ chân người này, Ali đưa ra mức lương hàng năm là 5 triệu tệ (khoảng 17 tỷ đồng).

Alipay, nền tảng thanh toán di động lớn nhất Trung Quốc, phải hứng chịu 1,6 tỷ cuộc tấn công của hacker mỗi ngày, nhưng không ai có thể thành công vì sự tồn tại của anh ấy.

Chàng trai trẻ ấy tên là Ngô Hạn Thanh, hiện anh là tổng giám đốc của Alibaba Cloud.

Tôi đã xem một cuộc phỏng vấn về Dương Lệ Bình (vũ công, biên đạo nổi tiếng người Trung Quốc), người dẫn chương trình hỏi cô ấy, với năng lực phi phàm của mình, bạn có bao giờ phải lo lắng về việc kiếm tiền không?

Dương Lệ Bình nói rằng kiếm tiền là điều dễ dàng nhất trên đời, bởi lẽ khi bạn làm một việc đến cùng, đến mức tốt nhất, tiền tự động sẽ theo bạn.

Khi bạn trở thành 1% nhân tài, bạn có thể lấy đi 99% "chiếc bánh" trong ngành.

03

Bạn có thể liên kết càng nhiều người, bạn có thể tạo ra càng nhiều của cải

Cách đây một thời gian, Yu Minhong (người sáng lập và chủ tịch của New Oriental Education & Technology Group Inc., Trung Quốc) đã có buổi phát sóng trực tiếp với Peng Kaiping, Hiệu trưởng Học viện Khoa học Xã hội của Đại học Thanh Hoa (top 5 trường đại học hàng đầu tại Trung Quốc).

Khi nói về chủ đề "nhân mạch" (các mối quan hệ, liên kết xã giao), Yu Minhong thẳng thắn: nhân mạch chính là của cải.

Trung tâm Nghiên cứu Stanford đã xuất bản một báo cáo khảo sát, và nó kết luận:

Trong số tiền một người kiếm được, 12,5% đến từ kiến thức và 87,5% đến từ các mối quan hệ.

Blogger tên Nhã có một người bạn là quản lý cấp trung ở một công ty nước ngoài, do bộ phận này mở rộng kinh doanh nên đã thuê thêm hai cô gái làm trợ lý.

Cả hai người đều rất xuất sắc, và năng lực làm việc của họ cũng rất mạnh.

Nhưng sau đó, hai cô gái lần lượt nghỉ việc, cô gái B sau khi rời đi thì cắt đứt liên lạc với sếp.

Nhưng cô A sau khi rời đi, vẫn giữ liên lạc với lãnh đạo cũ, khi có điều gì đó vướng mắc về công việc mới, cô sẽ khiêm tốn hỏi ý kiến sếp cũ, trong các dịp lễ tết, cô không quên gửi lời chúc và tặng quà lãnh đạo.

Hai năm sau, trong ngành có một vị trí tuyển dụng rất tốt, xét về năng lực thì cả hai cô gái đều là người có năng lực.

Nhưng người lãnh đạo đã chủ động giới thiệu cô gái A, và A đã thành công được nhận vào vị trí mới, không chỉ vị trí tăng một bậc mà mức lương cũng tăng gấp đôi.

Chuyên gia động lực nổi tiếng thế giới Anthony Robin nói:

"Đặc điểm quan trọng nhất của tất cả những người thành công trên thế giới là: tạo và duy trì các mối liên hệ. Sự giàu có lớn nhất trong cuộc đời là các mối liên hệ, nó cho phép bạn liên tục đạt được sự giàu có."

Người ta cũng đã nói rằng trong xã hội tương lai, năng lực lớn nhất của một người được gọi là "sức mạnh liên kết".

Trong thời đại này, bạn có thể liên kết bao nhiêu người, nó sẽ quyết định bạn đáng giá bao nhiêu.

Kiếm tiền là quan hệ nhân quả, không phải quan hệ kết quả: Muốn ra quả ngọt, trước hết phải chăm từ gốc - Ảnh 4.

04

Kiếm tiền là kết quả của nhận thức, và mất tiền là lỗ hổng trong nhận thức

Với những người Do Thái, có hai câu nói được lưu truyền rất rộng rãi:

Câu đầu tiên, sự giàu có phụ thuộc vào cái đầu của bạn, và giá trị của bạn là cái đầu của bạn, không phải đôi tay của bạn.

Câu thứ hai, thế giới này không thiếu tiền giấy, nhưng tiếc là túi của chúng ta quá nhỏ.

Nếu tâm trí của chúng ta đủ mở và trình độ nhận thức của chúng ta đủ cao, thì ví tiền cũng sẽ theo đó mà ngày một dày hơn.

Ai đó đã từng nói: "Tương lai không phải người kiếm tiền mà là tiền tìm người. Của cải sẽ luôn đổ về phía những người xứng đôi nhất với mình, những người có nhận thức cao."

Kiếm tiền là quá trình thực tế hóa nhận thức của bạn. Nhận thức của bạn cao đến đâu, bạn có thể kiếm được bấy nhiêu tiền.

Thomas Stanley đã nói thế này:

"Muốn thay đổi quả, trước hết phải đổi gốc của nó.

Nếu bạn muốn thay đổi cái nhìn thấy được, trước tiên bạn phải thay đổi cái không thấy được."

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm