pnvnonline@phunuvietnam.vn
Ứng dụng công nghệ vượt trội giúp nông dân vượt khó, làm giàu
PGS.TS Nguyễn Thị Minh và các sản phẩm ứng dụng công nghệ vượt trội hỗ trợ nông dân chăn nuôi - nuôi trồng thuỷ sản.
Khởi nghiệp khoa học công nghệ thông qua là thành lập các Doanh nghiệp khởi nguồn khoa học công nghệ Spin-off là mô hình Học viện Nông nghiệp Việt Nam đang áp dụng để phá tảng băng rào cản giữa nhà khoa học, nhà nông nghiệp và doanh nghiệp giúp hiện thực hoá các nghiên cứu của các nhà khoa học thành hiện thực, mở đường cho những nghiên cứu khoa học từ phòng thí nghiệm, ứng dụng công nghệ vượt trội, giúp nông dân vượt khó.
JAMITECH-VNUA là một trong những công ty áp dung mô hình Spin-off do PGS.TS. Nguyễn Thị Minh sáng lập, với mục đích đưa sản phẩm từ phòng thí nghiệm ra thị trường, phục vụ nhu cầu phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ/tuần hoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu. Từ ý tưởng đó, PGS.TS. Nguyễn Thị Minh và đồng nghiệp đã thực hiện chương trình "Ứng dụng công nghệ vượt trội hỗ trợ nông dân chăn nuôi - nuôi trồng thuỷ sản".
PGS.TS Nguyễn Thị Minh chia sẻ: "Chúng ta hoàn toàn có thể phát triển nông nghiệp hữu cơ/tuần hoàn một cách đồng bộ khi đưa các sản phẩm nghiên cứu khoa học có tính vượt trội vào thực tế sản xuất, đem lại những lợi ích rất thiết thực, không những gia tăng giá trị cho người chăn nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tận dụng được chất thải mà còn phát huy được nguồn lao động nông thôn dồi dào, cải thiện đời sống cho người nông dân.
Đây là những điều mà chúng tôi thấy rất hữu ích đối với bà con nông dân và chúng tôi cũng luôn không ngừng đổi mới sáng tạo để nghiên cứu được nhiều sản phẩm có tính ưu việt hơn nữa để phục vụ cho bà con nông dân và chúng tôi cũng sẽ luôn luôn đồng hành cũng như là hỗ trợ bà con trong việc phát triển các mô hình chăn nuôi - nuôi trồng thủy sản với bất kỳ quy mô nào để tiến tới nhân rộng, lan tỏa phục vụ cho nền nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam".
Lấy nông dân làm trung tâm
Đây là tôn chỉ của PGS.TS. Nguyễn Thị Minh khi sáng lập JAMITECH-VNUA. Từ những nghiên cứu khoa học lấy người nông dân làm trung tâm, các nghiên cứu khoa học đã đi vào thực tiễn giúp người nông dân vượt khó và làm giàu.
Kết quả thử nghiệm ở các địa phương như Hoà Bình, Bắc Giang, Bến Tre cho thấy khi bà con sử dụng các sản phẩm khoa học công nghệ có tính vượt trội này và tuân thủ theo một chuỗi chu trình khép kín trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đã giảm được hơn 20% chi phí sản xuất, giảm sức lao động, giảm hơn 95% mùi hôi trong môi trường chăn nuôi và chất thải… Tính trung bình chi phí đầu vào sẽ giảm được 200.000-300.000 đồng/đầu lợn, 20.000 đồng/con gà.
Mặt khác, khi sử dụng sản phẩm còn giảm thiểu được ô nhiễm môi trường, giảm được tới hơn 90% mùi hôi chuồng trại, không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người chăn nuôi, nên dễ có sự đồng thuận của người dân quanh khu vực chăn nuôi. Không những thế, chất lượng thịt, trứng, sữa cũng tăng lên, đạt tiêu chuẩn an toàn và xuất khẩu do không còn tồn dư kháng sinh phòng bệnh, đồng thời chất thải chăn nuôi được tận dụng để sản xuất phân hữu cơ bón cho cây trồng. Vì thế làm gia tăng chuỗi giá trị cho người chăn nuôi mà vẫn bảo vệ được môi trường.
Chương trình ứng dụng công nghệ này nếu được thực hiện đúng theo chu trình chăn nuôi - nuôi trồng thuỷ sản khép kín sẽ là sự hỗ trợ đắc lực cho phát triển kinh tế tuần hoàn tại các địa phương. Chất thải chăn nuôi và phụ phẩm trồng trọt sẽ được tận dụng, xử lý bằng chế phẩm sinh học và ủ thành phân hữu cơ/ hữu cơ vi sinh bón cho cây trồng, giảm được chi phí mua phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hoá học. Cây trồng lại cung cấp nguyên liệu tốt để chế biến thành thức ăn chăn nuôi và chế phẩm sinh học, tạo nên vòng tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp, giúp phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh một cách đồng bộ. PGS.TS Nguyễn Thị Minh chia sẻ thêm.
Chương trình "Ứng dụng công nghệ vượt trội hỗ trợ nông dân chăn nuôi - nuôi trồng thuỷ sản" đã và đang thực hiện tại tỉnh Hoà Bình, Bến Tre và đưa bộ combo sản phẩm từ phòng thí nghiệm như: Ja-MiosV; Ja-Biotic; Ja-Aqua kết nối gần hơn với nông dân.
Dự kiến từ nay đến cuối năm 2022, JAMITECH-VNUA sẽ triển khai tiếp ở các tỉnh như: Bắc Giang, Hải Phòng, Hải Dương, Thanh Hóa, Ninh Bình và tiếp tục nhân rộng ra nhiều địa phương khác, góp phần làm gia tăng chuỗi giá trị cho người chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản mà vẫn bảo vệ được môi trường, đúng với định hướng mà hiện nay cả thế giới cũng như Việt Nam đang theo đuổi là phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn…
Thông tin liên hệ:
PGS.TS. Nguyễn Thị Minh, sáng lập JAMITECH-VNUA, chủ nhiệm chương trình "Ứng dụng công nghệ vượt trội hỗ trợ nông dân chăn nuôi - nuôi trồng thuỷ sản".
Địa chỉ: Học viện Nông nghiệp Việt Nam, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội. ĐT: 0818468886; Hotline: 0966788989.