pnvnonline@phunuvietnam.vn
“Phá vỡ tảng băng”, mở đường đưa sản phẩm từ phòng thí nghiệm ra thị trường
Dự án khởi nghiệp được chắp cánh từ phòng thí nghiệm của Viện nghiên cứu Vi tảo và Dược Mỹ phẩm
TS. Phí Thị Cẩm Miện (Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Vi tảo và Dược Mỹ phẩm) chia sẻ, xuất phát từ đam mê nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực công nghệ sinh học, chị và các đồng nghiệp khác trong Viện đã ấp ủ nghiên cứu tạo ra nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dược mỹ phẩm, nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cho sức khoẻ và sắc đẹp của cộng đồng người Việt Nam.
"Bản thân tôi là nhà khoa học, là giảng viên khoa Công nghệ sinh học, chặng đường nghiên cứu và trải nghiệm cuộc sống đã nuôi dưỡng giấc mơ hiện thực hoá các kết quả nghiên cứu nhằm ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học tới tay người tiêu dùng Việt Nam. Ước mơ này như được chắp thêm cánh khi Học viện Nông nghiệp Việt Nam xây dựng các mô hình khởi nghiệp khoa học công nghệ, đặc biệt là thành lập các Viện nghiên cứu, các Doanh nghiệp khởi nguồn khoa học công nghệ Spin-off. Mô hình đã phá tảng băng rào cản giữa nhà khoa học, nhà nông nghiệp và người làm thương mại, giúp hiện thực hoá các nghiên cứu của chúng tôi thành hiện thực, mở đường cho những nghiên cứu khoa học từ phòng thí nghiệm đi vào thực tiễn cuộc sống". TS. Phí Thị Cẩm Miện chia sẻ thêm.
Đưa sản phẩm từ phòng thí nghiệm ra thị trường
Giới thiệu về hoạt động nghiên cứu Vi tảo và Dược mỹ phẩm ứng dụng vào đời sống, đặc biệt là giúp chị em chăm sóc sức khỏe và làm đẹp, PGS.TS. Nguyễn Đức Bách (Giám đốc Viện Nghiên cứu Vi tảo và Dược Mỹ phẩm) cho biết: Việt Nam là quốc gia có nguồn gen vi tảo phong phú, phù hợp để áp dụng những quy trình công nghệ sinh học để nuôi trồng các loại vi tảo có giá trị kinh tế ở quy mô công nghiệp. Từ đó lấy sinh khối phát triển thành những sản phẩm có thể thương mại được.
Hiện nay, vi tảo không chỉ được sử dụng làm thức ăn cho các đối tượng thủy sản mà vi tảo còn được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, tạo nên một xu hướng nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.
Với lợi thế có đội ngũ nghiên cứu trẻ và nhiệt huyết với phòng thí nghiệm hiện đại để tạo ra những sản phẩm, Viện Nghiên cứu Vi tảo và Dược Mỹ phẩm đã thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực Công nghệ sinh học vi tảo và khai thác các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học từ vi tảo và dược liệu để phát triển các công thức, sản phẩm dược mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ và làm đẹp.
Hiện nay, Viện đã bảo tồn và lưu giữ hơn 100 loài vi tảo khác nhau ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt lưu giữ 25 chủng giống tảo xoắn Spirulina (Arthrospira platensis) và phát triển nhiều công nghệ nuôi vi tảo và thu sinh khối. Đặc biệt là phát triển hệ sinh thái gồm 20 sản phẩm từ vi tảo và các hợp chất tự nhiên trong lĩnh vực thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, dược và mỹ phẩm.
Một số sản phẩm tiêu biểu như: Tảo xoắn tươi, Tảo xoắn Spirulina dạng viên nang và dạng bột có công dụng: Tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hoá, ngăn ngừa táo bón hiệu quả, cân bằng nội tiết tố, làm đẹp da và ngăn ngừa ung thư; NanoSpirulina trắng sáng là viên uống trắng da và bảo vệ sức khỏe ứng dụng công nghệ sinh học; Viên uống bổ mắt tăng cường thị lực (Optieyes with Spirulina); Đông trùng hạ thảo nuôi bằng tảo xoắn Spirulina…
Những sản phẩm này đều được tiến hành nghiên cứu chuyên sâu từ nguồn nguyên liệu, xây dựng công thức bào chế và thử nghiệm lâm sàng trên cơ địa, làn da và sức khoẻ của người Việt Nam. Các sản phẩm đưa ra thị trường đều được đăng ký, cấp phép và sản xuất đúng theo các quy chuẩn. Với giá trị thực tiễn và tính ứng dụng cao, các sản phẩm đã được thương mại hóa, được người tiêu dùng đón nhận.
Mặc dù vậy, theo PGS.TS. Nguyễn Đức Bách việc đưa sản phẩm từ kết quả nghiên cứu ra thị trường vẫn còn có nút thắt, cần có sự quan tâm và kết hợp của nhiều bên như doanh nghiệp, truyền thông… để tháo gỡ. Trong thời gian tới, Viện sẽ đẩy mạnh các chương trình giới thiệu thông tin sản phẩm đến người tiêu dùng, để cộng đồng nhận ra được giá trị và ứng dụng của sản phẩm, từ đó, sản phẩm sẽ tự đi vào cuộc sống.
Thông tin liên hệ:
Viện Nghiên cứu Vi tảo và Dược Mỹ phẩm (IMPC), địa chỉ: Tầng 2, nhà B, Học viện Nông nghiệp, Thị trấn Trâu Quỳ, Huyện Gia Lâm, Hà Nội. ĐT: 0983926497.