20 phút mỗi ngày để phòng tránh COVID-19

Allen
06/09/2022 - 09:41
20 phút mỗi ngày để phòng tránh COVID-19
Các nhà nghiên cứu nhận thấy những người tập thể dục thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh COVID-19 thấp hơn 11% so với những người không tập thể dục.

Nghiên cứu mới đã liên kết việc tập thể dục thường xuyên với việc giảm nguy cơ nhiễm COVID-19. Và những người tập thể dục thường xuyên, những người tình cờ bị nhiễm COVID-19 ít có khả năng phát triển bệnh nặng hơn.

Đó là điều rút ra từ một đánh giá khoa học được công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh. Đối với bài đánh giá, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 16 nghiên cứu trên 1,8 triệu người để tìm kiếm mối liên hệ giữa hoạt động thể chất và mức độ tốt của một người với COVID-19.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người hoạt động thể chất ít có nguy cơ bị nhiễm virus hơn khoảng 11% so với những người ít hoạt động hơn. Khi bị nhiễm bệnh, những người vận động nhiều hơn cũng ít phải nhập viện hơn khoảng 36% và nguy cơ tử vong thấp hơn 43% so với những người ít vận động hơn (1).

20 phút mỗi ngày để phòng tránh COVID-19 - Ảnh 1.

20 phút mỗi ngày để phòng tránh COVID-19 (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

 Tập plank đốt bao nhiêu calo? Plank có giúp giảm cân không?

 Nữ giới đến tháng có nên tập thể dục không?

Những người đáp ứng được thời gian tập khuyến nghị ít nhất 150 phút một tuần tập thể dục với cường độ vừa phải - chỉ hơn 21 phút mỗi ngày - có nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến COVID thấp nhất. Đối với người có cường độ tập thể dục mạnh mẽ, chỉ 75 phút hàng tuần cho thấy tác dụng bảo vệ mạnh mẽ hơn hẳn.

Tác giả chính của nghiên cứu Yasmin Ezzatvar, bác sĩ vật lý trị liệu và hướng dẫn điều dưỡng tại Đại học Valencia, cho biết: "Phát hiện từ nghiên cứu này đã giúp làm nổi bật lên tác dụng bảo vệ của các hoạt động thể chất đầy đủ tương tự như chiến lược về sức khỏe cộng đồng với những lợi ích tiềm năng trong giảm nguy cơ mắc COVID-19 nghiêm trọng".

Tuy nhiên vẫn có một số hạn chế đối với nghiên cứu do nhóm người thực nghiệm là nhóm có thói quen tập thể dục và phần lớn dữ liệu được thu thập trước khi vaccine COVID-19 được tiêm chủng rộng rãi.

1. Tại sao tập thể dục có thể làm giảm nguy cơ mắc COVID-19?

Mặc dù nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc COVID-19 giảm xuống có ý nghĩa thống kê cao hơn đối với người có thói quen tập thể dục thường xuyên nhưng dường như không có sự khác biệt lớn - chỉ khoảng 11%. Hay nói cách khác, nghiên cứu đã chỉ ra được tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ biến chứng nặng do virus COVID-19 gây ra.

Amesh A.Adalja, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Johns Hopkins cho biết, hoạt động thể chất là một phần nâng cao sức khỏe và tác động trực tiếp tới hệ miễn dịch. Đã có những bằng chứng ghi nhận về việc hoạt động thể chất thường xuyên góp phần nâng cao khả năng miễn dịch và tạo ra phản ứng hiệu quả hơn bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Thể thao và Sức khỏe đưa ra kết luận rằng tập thể dục từ trung bình đến cường độ cao kéo dài dưới 60 phút có tác dụng thúc đẩy hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, đồng thời cũng kích thích sự trao đổi liên tục của các loại tế bào miễn dịch và hoạt động tuần hoàn.

Chưa hết, trong một dự án nghiên cứu khác cho rằng khi già đi việc tăng cân quá mức cũng như lối sống ít vận động còn là nguyên nhân làm suy yếu khả năng phòng vệ của cơ thể. Từ đó thói quen tập thể dục cường độ vừa phải đến cường độ cao có tác dụng cải thiện khả năng giám sát miễn dịch đồng thời đem lại hiệu quả chống lại các tác nhân gây bệnh.

Từ những phát hiện trên cho thấy rằng mối quan hệ giữa thể dục và chức năng miễn dịch có liên quan mật thiết đến nhau. Tuy nhiên, tập thể dục cần tập đúng cách tránh phản tác dụng. Chính điều này có thể giải thích kết quả của nghiên cứu về việc tập thể dục giúp giảm nguy cơ nhiễm COVID-19.

20 phút mỗi ngày để phòng tránh COVID-19 - Ảnh 3.

Hoạt động thể chất và hệ miễn dịch có mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp đối với nguy cơ COVID-19 (Ảnh: Internet)

Tất nhiên, cũng có những mối liên hệ gián tiếp giữa tập thể dục và COVID-19 chẳng hạn như tập luyện giúp giảm nguy cơ béo phì - bệnh lý khiến người mắc COVID-19 có nguy cơ diễn biến nặng hơn.

2. Cần lưu ý gì?

Tiến sĩ. David Nieman, DrPH, FACSM, giáo sư về sức khỏe tại Đại học Appalachian State và là giám đốc của Performance Lab Nhân tại Cơ sở Nghiên cứu Bắc Carolina nói rằng: "Tập luyện quá sức mà dẫn đến mệt mỏi mãn tính, suy giảm hiệu suất và rối loạn tâm trạng có thể làm giảm chức năng miễn dịch, dẫn đến tăng tỷ lệ cược cho nhiễm trùng đường hô hấp".

Trong một nghiên cứu khác cũng do Tiến sĩ Nieman đồng tác giả được công bố trên Tạp chí Y học Thể thao và Thể chất cho thấy những vận động viên chạy bộ có nhiều khả năng bị nhiễm trùng sau khi tham gia chạy marathon. Có thể hiểu đơn giản rằng, chạy marathon là một định nghĩa chính xác về tập thể dục cường độ cao, thời gian dài nhất có thể.

Trong khi đó, nghiên cứu này cũng đề cập tới vấn đề rằng khối lượng luyện tập thể dục cao và sự kiện liên quan như căng thẳng sinh lý, trao đổi chất và tâm lý đều có liên quan đến tình trạng rối loạn miễn dịch, viêm, căng thẳng oxy hóa hay tổn thương cơ và tăng nguy cơ mắc bệnh.

Kết luận được đưa ra rằng các bài tập thể dục nên được duy trì dưới 90 phút và chỉ nên thực hiện các đợt tập thể dục ở cường độ cao trong thời gian ngắn trong thời gian tập. Đây cũng là cách giúp bạn có đủ thời gian để nghỉ ngơi giữa các buổi tập.

Tiến sĩ Neiman đưa ra lời khuyên rằng nên duy trì việc luyện tập thể dục ở mức bình thường.

Nguồn dịch: 

1. Study Shows Even a 20-Minute Workout Might Help You Avoid COVID

2. The Worst Exercise for Your Immunity, Science Says


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm