3 bệnh về hô hấp dễ gặp trong ngày giá rét

15/01/2018 - 16:04
Những ngày này, các tỉnh miền Bắc đang trải qua đợt rét đậm, rét hại kéo dài. Đây cũng là thời điểm con người dễ mắc các bệnh về hô hấp, nhất là người già và trẻ nhỏ. Dưới đây là 3 bệnh về hô hấp dễ mắc trong những ngày lạnh.
Viêm phế quản

Viêm phế quản là tình trạng viêm lớp niêm mạc các ống phế quản, ống mang không khí đến và đi từ phổi. Viêm phế quản có thể là cấp tính hoặc mạn tính.

Điều kiện thông thường, viêm phế quản cấp tính thường phát triển từ nhiễm trùng đường hô hấp do lạnh hay vấn đề khác. Viêm phế quản mạn tính, tình trạng nghiêm trọng hơn, là kích thích thường xuyên hoặc viêm niêm mạc của các ống phế quản, thường là do hút thuốc lá.

Viêm phế quản cấp tính thường được cải thiện trong vòng vài ngày, mặc dù có thể tiếp tục ho tới cả tuần. Tuy nhiên, nếu lặp đi lặp lại cơn viêm phế quản, có thể có viêm phế quản mạn tính và là một trong những điều kiện dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn phổi mạn tính (COPD).
amidan.jpg
Khi trẻ có biểu hiện sốt cao, ho khạc đờm, cần đi khám để xác định có bị viêm amidan hay không

Khi viêm phế quản, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như sốt cao, ho, khạc đờm và khó thở…

Mặc dù viêm phế quản thường không phải là mối lo lớn nhưng có thể dẫn đến viêm phổi ở một số người. Người lớn tuổi, trẻ sơ sinh, những người hút thuốc và những người có rối loạn mạn tính về đường hô hấp hoặc tim, có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phổi.
 
Ở trẻ em còn có nguy cơ khó thở xảy ra do các cơ đường thở co thắt quá mức. Vì thế nên chú ý tới dấu hiệu này. Nó cũng là một trong các lý do khiến trẻ quấy khóc, bỏ bú và bỏ ăn.

Để phòng bệnh, phụ huynh cần giữ gìn, bảo vệ đường thở cẩn thận cho bé; giữ ấm cơ thể, đeo khẩu trang cho bé trong những ngày thời tiết chuyển lạnh đột ngột, hạn chế đến các nơi ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất; không nên hút thuốc và sử dụng các chất kích thích khác, tránh các tác nhân gây dị ứng khác như lông chó mèo, phấn hoa…

Viêm họng

Viêm họng là tình trạng mà niêm mạc họng bị viêm kèm theo đó là sự viêm đau của các tổ chức bạch huyết xung quanh khiến người bệnh sẽ cảm thấy cổ họng đau rát, đặc biệt khi nuốt.

Thời tiết lạnh giá, không khí khô hanh thất thường, làm cho sức đề kháng của của cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng và đây là điều kiện thuận lợi cho virus xâm nhập gây bệnh.

Viêm họng có thời gian ủ bệnh khá dài, thường kéo dài từ vài tháng sau khi tiếp xúc với mầm bệnh mới bắt đầu thấy xuất hiện triệu chứng bệnh. Khi bị bệnh, bệnh nhân có các biểu hiện là ho khan, đau họng, ngứa họng, biểu hiện chán ăn, hắt xì hơi, sổ mũi, khan họng, mất tiếng, có hạch sưng ở cổ…
cach-dieu-tri-benh-viem-hong-mu-o-tre-em1.jpg
Các bác sĩ khám cho trẻ bị viêm họng

Để phòng viêm họng, cần súc miệng bằng nước muối ấm, tránh uống nước lạnh, có đá; không hút thuốc lá, tránh xa môi trường ô nhiễm hoặc có khói thuốc; rửa tay thường xuyên trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân viêm họng. Khi bị bệnh, tuyệt đối không nên dùng chung thức ăn hoặc các đồ dùng sinh hoạt khác để tránh lây bệnh cho người khác.

Viêm amidan
 
Viêm amidan là bệnh rất dễ mắc phải do sự tấn công của vi khuẩn và virus khi thời tiết trở lạnh hoặc ô nhiễm môi trường. Viêm amidan và viêm họng thường bị nhầm lẫn do có những biểu hiện khá giống nhau.

Theo các bác sĩ, khi bị amidan, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như đau họng tái phát nhiều lần, amidan sưng to gây khó nuốt, giọng nói không rõ ràng, hô hấp không tốt hoặc ngủ ngáy, khô họng, hôi miệng.

Ở trẻ nhỏ, viêm amidan thường bị nhầm lẫn với cảm cúm do triệu chứng của chúng khá giống nhau. Ví như bệnh nhi có thể bị chảy nước mũi đau họng và nhức đầu khi bị cúm và viêm amidan.
viem-xoang2.jpg
Viêm mũi rất dễ gặp trong ngày lạnh

Những dấu hiệu rõ ràng như chảy mủ hoặc sưng amidan thường xuất hiện khá muộn, gây khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị.

Khi trẻ bị viêm amidan sẽ có các biểu hiện như đau họng kéo dài hơn 2 ngày, khó nuốt, mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng, uể oải… Trong trường hợp con bạn khó thở, chảy quá nhiều nước mũi hoặc đau khi nuốt, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm