pnvnonline@phunuvietnam.vn
3 bộ phận chảy máu bất thường cảnh báo có thể bạn đã mắc ung thư
Tình trạng chảy máu thường xảy ra khi con người có vết thương hở trên cơ thể, số lượng máu chảy nhiều hay ít còn phụ thuộc vào độ nghiêm trọng của vết thương. Ngoài ra, chảy máu cũng có thể xuất hiện vì thời tiết quá lạnh, quá nóng hoặc do ăn uống kém khoa học. Còn một lý do nữa có thể gây ra tình trạng chảy máu mà rất ít người để ý đó là do: Ung thư.
Ung thư bàng quang, ung thư máu, ung thư cổ tử cung đều có điểm chung là xuất hiện tình trạng chảy máu trên cơ thể. Tuy nhiên dấu hiệu thường rất dễ nhầm lẫn nên không ít người đã chủ quan và bỏ qua thời điểm vàng điều trị bệnh.
3 bộ phận chảy máu bất thường cảnh báo bạn đã mắc ung thư
1. Chảy máu "vùng kín" bất thường: Ung thư cổ tử cung
Theo Healthline, cổ tử cung là phần thấp nhất của tử cung phụ nữ, nối với âm đạo. Ung thư cổ tử cung xảy ra khi các tế bào ở cổ tử cung phát triển một cách bất thường, nhân lên với số lượng không kiểm soát và xâm lấn các mô, cơ quan khác trong cơ thể.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC Hoa Kỳ) cho biết: Ở giai đoạn đầu, ung thư cổ tử cung có thể không gây ra các dấu hiệu và triệu chứng gì đặc biệt. Tuy nhiên ở giai đoạn cuối, bệnh có thể gây chảy máu hoặc tiết dịch từ âm đạo bất thường. Đặc biệt, thường gây chảy máu "vùng kín" sau khi vợ chồng "thân mật". Đây cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề nào đó không phải ung thư, nhưng cách duy nhất để biết đáp án đó là đến gặp bác sĩ.
2. Chảy máu mũi: Ung thư máu
Ung thư máu là căn bệnh nguy hiểm, do dấu hiệu của nó không rõ ràng nên phải đến khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng thì mới được phát hiện.
Ung thư máu xảy ra khi số lượng bạch cầu sản sinh quá nhiều và quá nhanh, dẫn đến tình trạng bạch cầu ăn hồng cầu. Hồng cầu sẽ bị phá hủy dần và người bệnh có dấu hiệu thiếu máu. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng tử vong nhanh. Ung thư máu là căn bệnh ung thư ác tính mà không hình thành khối u.
Dấu hiệu điển hình nhất khi mắc ung thư máu giai đoạn cuối là bị chảy máu cam. Ở người bình thường, chảy máu cam thường xảy ra ở mức độ nhẹ và dễ cầm máu ngay. Tuy nhiên, nếu như bạn gặp trường hợp lượng máu chảy nhiều, xảy ra liên tục trong nhiều ngày thì ngay lập tức bạn phải nhập viện và khám bệnh, bởi rất có thể bạn đã mắc bệnh ung thư máu.
Ngoài chảy máu cam, người bệnh ung thư máu còn có dấu hiệu sốt cao liên tục, đốm đỏ, nhức đầu, đau xương, sưng hạch bạch huyết, đau bụng...
3. Chảy máu khi đi tiểu: Ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang thường có thể được phát hiện sớm vì nó gây ra chảy máu trong nước tiểu hoặc các triệu chứng tiết niệu khác.
Trong hầu hết các trường hợp, tiểu ra máu (gọi là tiểu máu) là dấu hiệu đầu tiên của ung thư bàng quang. Đi tiểu ra máu sẽ khiến nước tiểu chuyển thành màu cam, hồng hoặc thậm chí đỏ sẫm. Đôi khi, màu sắc của nước tiểu bình thường nhưng khi xét nghiệm lại phát hiện trong nước tiểu có chứa một lượng nhỏ máu.
Thông thường, giai đoạn đầu của ung thư bàng quang gây chảy máu nhưng ít hoặc không gây đau.
Nhưng máu trong nước tiểu không phải lúc nào cũng có nghĩa là bạn bị ung thư bàng quang. Thông thường, nó gây ra bởi những nguyên nhân khác như nhiễm trùng, các khối u lành tính (không phải ung thư), sỏi trong thận hoặc bàng quang... Điều quan trọng là phải được bác sĩ kiểm tra để tìm ra nguyên nhân.
Ngoài tiểu ra máu, ung thư bàng quang đôi khi có thể gây ra những thay đổi trong việc đi tiểu, chẳng hạn như: tiểu thường xuyên hơn; đau hoặc rát khi đi tiểu; khó tiểu hoặc dòng tiểu yếu; phải đi tiểu nhiều lần trong đêm...