pnvnonline@phunuvietnam.vn
3 loại thịt ăn càng nhiều, nguy cơ ung thư càng cao
Khi điều kiện sống hiện nay ngày càng tốt hơn, thức ăn của con người ngày càng phong phú, và thịt đã trở thành một trong những thực phẩm rất phổ biến trên bàn ăn. Ngày nay thậm chí nhiều người thấy khó chịu nếu trong bữa cơm không có thịt, mỗi ngày đều phải ăn thịt.
Thịt là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, một lượng thịt chất lượng cao hàng ngày có thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Tuy nhiên các phương pháp chế biến thịt không đúng cách không những không bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, nghiêm trọng hơn còn gây hại cho sức khỏe, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Vì vậy, cần tránh ăn những loại thịt nào để không gây hại cho sức khỏe?
Ăn 3 loại thịt này càng nhiều, nguy cơ ung thư càng cao
1. Thịt chế biến sẵn
Thịt chế biến sẵn đã rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của con người, ví dụ như xúc xích, giăm bông, thịt xông khói, lạp xường,... Vì thịt đã qua chế biến không chỉ ngon, dễ ăn, mà còn tiện lợi, nên hiện nay nhiều người thích ăn loại thịt này.
Tuy nhiên hàm lượng muối trong thịt chế biến sẵn rất cao, thực phẩm nhiều muối sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, không có lợi cho việc hấp thụ các chất dinh dưỡng khác của cơ thể. Đặc biệt những thực phẩm như thịt xông khói cũng chứa nitrosamine. Và việc tiêu thụ thực phẩm có chứa nitrosamine trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư. Vì vậy, những người thường xuyên ăn thực phẩm chứa nhiều muối thì cần phải điều chỉnh lại, bằng không sẽ gây hại lớn đối với sức khỏe.
2. Thịt chiên rán nhiều dầu mỡ
Khi cuộc sống của con người ngày càng phát triển, chế độ ăn uống của con người ngày càng trở nên đa dạng hơn. Trong những năm gần đây, để phục vụ nhu cầu của mọi người, ngày càng nhiều cơ sở kinh doanh trên thị trường cho ra đời các món chiên rán, như gà rán, thịt xiên rán. Mặc dù thực phẩm chiên có vị giòn, nhưng chúng được chế biến ở nhiệt độ cao, và dầu cũng có thể được sử dụng lại nhiều lần.
Thực phẩm chiên rán không chỉ chứa nhiều dầu mỡ, ăn nhiều sẽ bất lợi cho hệ tim mạch. Dầu sau khi chiên nhiệt độ cao và sử dụng nhiều lần, các loại dầu sẽ bị biến chất và sinh ra chất gây ung thư, do đó, ăn càng nhiều thịt chiên rán thì nguy cơ ung thư càng cao. Vì vậy, nếu bạn đặc biệt thích ăn đồ chiên rán, cố gắng ăn càng ít càng tốt.
3. Thịt nướng
Ngoài thịt chiên rán, thịt nướng cũng là món ăn được nhiều người yêu thích. Hiện nay, nhiều người thích tụ tập bạn bè, người thân vào buổi tối, cùng nhau nướng thịt và uống một chút rượu, cảm giác sẽ rất tuyệt. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các sản phẩm từ thịt sẽ sản sinh ra chất benzopyrene sau khi nướng ở nhiệt độ cao, chất này là chất gây ung thư mạnh trong y học và có thể gây ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày.
Thứ hai, chất béo trong các sản phẩm thịt sẽ tạo ra các amin dị vòng sau khi nướng ở nhiệt độ cao. Các amin dị vòng là chất gây ung thư và gây đột biến gen, có liên quan đến ung thư đại trực tràng, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Vì vậy, đối với các món nướng, nên ăn càng ít càng tốt, đặc biệt là thịt cháy.
Những thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư?
Thực phẩm xấu làm tăng nguy cơ ung thư, nhưng thực phẩm tốt có thể giúp chúng ta chống lại các tế bào ung thư.
Cà chua: Lycopene trong cà chua có tác dụng chống ung thư. Lycopene là một chất chống oxy hóa. Cà chua, dưa hấu và hạnh nhân đều chứa chất này, có thể loại bỏ các gốc tự do oxy gây ung thư trong cơ thể. Nếu hàm lượng lycopene trong máu người quá thấp, nó sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư tuyến tụy.
Tảo bẹ: Tảo bẹ rất giàu iốt và có thể ngăn ngừa bệnh "bướu cổ". Tảo bẹ có thể tiêu diệt hoặc ức chế vi khuẩn sản sinh chất gây ung thư trong ruột, và chất xơ có trong đó cũng có thể thúc đẩy việc loại bỏ axit mật và cholesterol, chiết xuất tảo bẹ có tác dụng ức chế trực tiếp các tế bào ung thư khác nhau.
Khoai lang: Khoai lang rất giàu tinh bột, carotene và hơn 10 nguyên tố vi lượng như kali và sắt. Khoai lang có thể bảo vệ sự toàn vẹn cấu trúc của các tế bào biểu mô của con người, ức chế hoạt động của virus, ngăn chặn sự sản sinh các chất gây ung thư trong đường tiêu hóa, loại bỏ các tác động độc hại do thủy ngân, cadmium, asen trong thực phẩm hoặc môi trường, đồng thời ngăn chặn quá trình gây ung thư của kim loại độc hại.