3 nguyên nhân vợ chồng Nhật ít ngủ chung giường

23/05/2017 - 23:04
Có rất nhiều cuộc thảo luận trên Internet về đời sống riêng của các cặp vợ chồng Nhật Bản. Họ đang tự hỏi, tại sao nhiều cặp vợ chồng Nhật lại trong các phòng riêng biệt hoặc cùng phòng nhưng lại là 2 giường, bất kể diện tích nhà ở Nhật Bản rất nhỏ?

Dưới đây là chia sẻ với những góc nhìn thú vị của Juju Kurihara - một người Nhật chuyên nghiên cứu về văn hoá truyền thống Nhật Bản.

30-40% vợ chồng Nhật chọn ngủ cách biệt

Thực ra tôi không thấy nhiều phòng ngủ của những người đã kết hôn ở Nhật Bản. Khi tôi nghĩ về bố mẹ tôi, họ ngủ cùng phòng nhưng ở những giường khác nhau. Vâng, có hai giường đơn trong phòng của họ và một khoảng trống ở giữa. 

Khi tôi còn nhỏ, bố mẹ tôi có những phòng khác nhau. Phòng của mẹ tôi ở phía sau căn nhà và nó có một cái giường đôi, trong khi phòng của bố tôi ở cạnh phòng tôi - nó ở phía trước của ngôi nhà. Ông ấy không có giường mà là một chỗ gọi là kotatsu - nơi tôi thường nằm để xem phim. Vào ban đêm, ông xoay nó để làm chỗ ngủ. Khoảng 10 năm bố tôi ngủ trong kotatsu.

Khi còn nhỏ, tôi nghĩ bố mẹ tôi không yêu nhau. Nhưng sau đó tôi hiểu rằng họ có lối sống rất khác nhau. Mẹ tôi đi làm việc vào ca đêm và bố tôi sẽ thức dậy lúc nửa đêm, mất khoảng nửa tiếng để đưa mẹ ra ga xe lửa. Rồi bố tôi quay về ngủ tiếp và thức dậy lúc 6 giờ 30 sáng để đánh thức tôi dậy, làm cho tôi ăn sáng. 

 Sau này, khi tôi đọc các tài liệu thì đa số đều nói rằng, khoảng 80% cặp vợ chồng Nhật Bản ngủ cùng phòng nhưng riêng giường. (Ảnh minh họa)

Theo nghiên cứu của Đại học Toronto, khoảng 30-40% cặp vợ chồng Nhật ngủ cách riêng biệt (không chung phòng, không chung giường). Đó quả là một con số khá lớn, trong khi tại Anh, chỉ có khoảng 9% cặp vợ chồng ngủ trong các phòng riêng biệt. 

Tại sao nhiều vợ chồng Nhật ngủ riêng?

Ý kiến ​​của tôi, trước hết là về thói quen. Người Nhật, trong nhiều thế kỷ, luôn ngủ trong futon- là một tấm nệm phẳng, dày khoảng 5cm với lớp vải học ngoài, bên trong nhồi bông, dùng để làm chỗ nằm, thường được làm cho 1 người. Ngay từ thời Heian (794-1192), chỗ nằm đơn này đã trở nên phổ biến. Futon có thể gấp lại nhồi vào tủ quần áo khi không sử dụng, tạo sự linh hoạt để nhanh chóng và dễ dàng chuyển đổi phòng khách sang phòng ngủ. Cho đến gần đây, tôi vẫn không nhìn thấy futon đôi. 

 Các cặp vợ chồng hiện đại Nhật vẫn sử dụng những futon riêng biệt. Tùy thuộc vào sự thân mật, không gian giữa futon có thể gần hoặc xa hơn. Bạn có thể kéo 2 futon sát cạnh nhau hay tách ra. (Ảnh minh họa)

Việc ngủ chung luôn bị cho là không được thoải mái. Và, người Nhật từng nghiên cứu ngủ trên giường riêng sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn. Người chồng có thể di chuyển rất nhiều trong đêm hoặc ngáy lớn. Hoặc vợ luôn lấy chăn và chồng sẽ bị thức dậy liên tục vì lạnh. Trong những trường hợp này, vợ chồng sẽ không có giấc ngủ ngon, sẽ luôn mệt mỏi. Hoặc có thể người chồng là người cần phải thức giấc để đi làm sớm, nhưng người vợ lại là 1 người thường làm việc vào ban đêm. Nếu có giường riêng, cả hai không phải làm phiền giấc ngủ của người khác khi vào và ra khỏi giường. Bây giờ nghĩ lại, tôi thấy rằng cha mẹ tôi có một chu kỳ thời gian hoàn toàn khác nhau và việc họ phải có chiếc giường riêng là điều tất yếu.

Tiếp đó, ở Nhật, khi các cặp vợ chồng bắt đầu có con nhỏ thì việc đứa trẻ ngủ chung với cha mẹ là phổ biến (trong đó, chủ yếu là trẻ ngủ với mẹ). Với người bố - ông thuộc thế hệ những người luôn được khuyến khích làm việc, làm việc và làm việc… Bố tôi phải đi làm rất nhiều, vất vả, ông cần được ngủ riêng thì sẽ có chỗ yên tĩnh, nghỉ ngơi tốt hơn.

  Với tôi, khi 3 tuổi, gia đình tôi sống trong căn hộ chỉ có 1 phòng ngủ với 1 chiếc giường lớn để mọi người ngủ chung. Tôi không có phòng riêng của mình cho đến khi tôi bắt đầu học tiểu học và luôn luôn ngủ với bố hoặc mẹ. (Ảnh minh họa)

Sau cùng, cũng nói về quan niệm, ở Nhật, tình trạng Kateinai Bekkyo (ly hôn trong nhà) khá phổ biến. Tức là, mặc dù cuộc hôn nhân của họ đã kết thúc nhưng họ vẫn cứ sống cùng nhau. 1 phần vì dư luận. Trẻ em không có cha/mẹ vẫn bị coi là “1 vấn đề” tại trường học ở Nhật Bản.

Khi tôi đi học, chúng tôi được dạy là không được phép hỏi tại sao bạn cùng lớp lại có một người cha độc thân. Cha mẹ thường hạ thấp giọng nói của họ khi họ nói chuyện về đứa trẻ với một bà mẹ độc thân. Khi còn bé, chúng tôi đã học được rằng, chúng ta không nên hỏi về nó. Tôi nhớ, khi tôi còn bé, một hôm, trong lớp học, một người bạn gái nói với tôi về việc cha mẹ bạn ấy đã hết tình cảm, muốn chia tay nhưng họ vẫn quyết định sống cùng nhau (ly hôn trong nhà) cho đến khi anh trai cô ấy 15 tuổi, tốt nghiệp trung học. Tôi hiểu cách họ đã chọn.

 Bây giờ, tôi mong muốn sẽ tìm được một chiếc futon mở rộng với 1 kích cỡ lớn cho cả gia đình. Tôi mong những người mẹ không phải mệt mỏi, một mình trong tấm futon đơn mà tất cả mọi người trong gia đình chúng ta đều có đủ thời gian để nghỉ ngơi, không phải làm quá nhiều, để được ngủ cùng nhau.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm