33 ý tưởng, sản phẩm vào chung khảo Ngày Phụ nữ sáng tạo 2017

19/09/2017 - 18:45
Được chính thức phát động từ cuối tháng 6/2017, sau nhiều vòng tuyển chọn, ban giám khảo đã lựa chọn được 24 sản phẩm sáng tạo tiêu biểu được khen và 09 ý tưởng tiêu biểu vào vòng chung kết Ngày Phụ nữ sáng tạo 2017.
Ngày Phụ nữ sáng tạo 2017 do Hội LHPN tổ chức gắn với chủ đề “Phụ nữ tham gia giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu”. Đây là hoạt động nhằm khơi dậy tinh thần và khả năng sáng tạo của phụ nữ Việt Nam, thiết thực hưởng ứng phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, góp phần tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu và Luật phòng, chống thiên tai, phát triển kinh tế xã hội và giảm nghèo bền vững.
pn-sang-tao.jpgLàm áo phao từ vật dụng có sẵn trong nhà - một trong những sản phẩm được lọt vào vòng chung khảo 

Chính thức phát động từ cuối tháng 6/2017, Ngày Phụ nữ sáng tạo 2017 đã nhận được sự hưởng ứng và gửi sản phẩm, ý tưởng dự thi của nhiều tập thể và cá nhân trên toàn quốc. Các ý tưởng sáng tạo, sản phẩm sáng tạo theo các lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo dục, xã hội, nông – lâm – ngư nghiệp, dịch vụ và lĩnh vực khác.

pn-sang-tao-1.jpg
Hoạt động diễn ra tại Mottainai 2017, một trong 24 sản phẩm sáng tạo tiêu biểu


Sau nhiều vòng tuyển chọn, ban giám khảo đã lựa chọn được 24 sản phẩm sáng tạo tiêu biểu và 09 ý tưởng tiêu biểu vào vòng chung kết Ngày Phụ nữ sáng tạo 2017. Những tác phẩm và ý tưởng sáng tạo xuất sắc nhất sẽ được tôn vinh trong Ngày Phụ nữ Sáng tạo năm 2017, tổ chức tại Hà Nội vào dịp 20/10.

 

Danh sách 9 ý tưởng vào vòng chung kết Ngày Phụ nữ sáng tạo 2017:

1. Phương pháp cải tiến bề mặt sân bê tông nhằm làm tăng năng suất sản xuất muối của bà con nông dân xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình – Cải tiến sử dụng sân bê tông đen.
Tác giả: Lê Thị Hảo, Trường THCS Quảng Phú, tỉnh Quảng Bình.

2. Câu lạc bộ "Phụ nữ dân tộc thiểu số với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro do thiên tai". Nội dung: CLB sẽ tổ chức sinh hoạt theo các chuyên đề liên quan đến môi trường, biến đổi khí hậu nhằm trang bị kiến thức cho phụ nữ và cộng đồng dân cư, giúp họ biết thích ứng với biến đổi khí hậu trong phát triển kinh tế gia đình và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
Đơn vị thực hiện: Trường PTDT bán trú THCS Thắng Mố, tỉnh Hà Giang.

3. Hệ thống lọc nước tự động đơn giản dùng để cung cấp nước sinh hoạt: ý tưởng chế tạo hệ thống lọc nước tự động, đơn giản nhằm phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt hàng ngày cho người dân, đặc biệt là người dân vùng lũ, giảm nguy cơ dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe.
Đơn vị thực hiện: Trường THPT Nam Cao, tỉnh Hà Nam.

4. Thiết kế túi màng lọc thẩm thấu thuận (forward Osmosis) cho xử lý nước vùng lũ lụt, nhiễm mặn: tạo ra được sản phẩm túi màng FO có khả năng xử lý nước uống từ nước bị nhiễm mặn hay nước của vùng bị lũ lụt.
Đơn vị thực hiện: Khoa môi trường và tài nguyên, Đại học Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

5. Mô hình che chắn, chống ngập cho ngôi nhà mùa mưa bão bằng tấm chắn nhựa dẻo pvc trong suốt: mô hình được thiết kế sẵn trước bằng tấm chắn nhựa dẻo pvc trong suốt lót nền sân xung quanh ngôi nhà,cố định chặt dưới nền sân, sát chân tường hạn chế ngập nước, chi phí thấp.
Đơn vị thực hiện: Trường THPT Châu Văn Liêm, Cần Thơ. 

6. Hệ thống loại bỏ (làm sạch) rác thải và cung cấp nước tưới cho cây xanh: ý tưởng xây dựng hệ thống con lăn và băng chuyên vớt rác và cung cấp nước tưới cho cây xanh.
Đơn vị thực hiện: Hội LHPN xã Đại Phạm, tỉnh Phú Thọ. 

7. Đào tạo kiến thức về kỹ thuật thâm canh và quản lý tổng hợp sâu bệnh hại cà phê tại Tây Nguyên: Tổ chức đào tạo về việc áp dụng kỹ thuật ứng dụng kết quả từ đề tài nghiên cứu kỹ thuật thâm canh và quản lý tổng hợp sâu bệnh hại cà phê tại Tây Nguyên.
Đơn vị thực hiện: Bộ môn Côn Trùng, Viện Bảo vệ thực vật, Hà Nội.

8. Cùng em tìm hiểu về biến đổi khí hậu: Tổ chức chuỗi hoạt động, chương trình về ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh tiểu học từ 6-10 tuổi trên địa bàn thành phố HN, giúp bổ sung kiến thức về biến đổi khí hậu, hình thành ý thức, thói quen tốt nhằm gìn giữ, bảo vệ môi trường.
Đơn vị thực hiện: Trung tâm công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu - Cục Biến đổi khí hậu - Bộ tài nguyên môi trường, Hà Nội. 

9. Sản xuất vật liệu nano sắt hóa trị 0 (FeO) cho ứng dụng xử lý nước thải công nghiệp: Chế tạo số lượng lớn vật liệu bằng công nghệ đơn giản, các vật liệu rẻ tiền như muối Fe2SO4, 7H20, cồn 20-40%, các thiết bị cơ bản như máy khuấy từ, máy khuấy bằng cánh quạt, tủ sấy, máy nghiền... 
Đơn vị thực hiện: Trường THPT Trần Hưng Đạo, Tp Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

Danh sách 24 tác phẩm sáng tạo tiêu biểu được khen
 
1. Nghiên cứu phát triển và hoàn thiện công nghệ thu hoạch, xử lý và vân chuyển dầu thô trong điều kiện đặc thù của các mỏ liên doanh Việt Nga Vietsovpetro và các mỏ dầu kêt nối trên thềm lục địa nam Việt Nam. 
Tác giả: Lê Thị Kim Thoa - Thành viên nữ duy nhất trong tỏng số 30 thành viên là nhóm tác giả do ông Từ Thành Nghĩa làm đại diện, đơn vị: Tập đoàn dầu khí, tỉnh Vũng Tàu.
 
2. Xây dựng và áp dụng phương pháp phân tích hàm lượng sắt trong nước ăn uống và sinh hoạt.
Tác giả Nguyễn Thị Phương Dung, tỉnh Long An.
 
3. Sản xuất viên tiểu đường, tinh chất mầm đậu nành bằng công nghệ lên men và bào chế dạng nano.
Tác giả Bá Thị Châm, đơn vị Hội nữ trí thức, Hà Nội.
 
4. Nước rửa chén và nước lau nhà sinh học từ rác thải hữu cơ thực vật.
Tc giả Trịnh Thị Hồng, Đà Nẵng. 
 
5. Video hướng dẫn làm 3 kiểu áo phao từ những vật dụng sẵn có trong gia đình.
Tác giả Phạm Ngọc Hiệp, Hà Nội.
 
6. Cải tiến quạt hút thành quạt lọc khí thải với vật liệu là hạt hấp thụ khí độc phòng thí nghiệm.
Tác giả Ngô Thị Kim Hậu, đơn vị Bộ GD&ĐT

7.Mô hình ngôi nhà một tầng dùng năng lượng sạch.
Tác giả Đinh Thị Thùy Linh, Đồng Tháp.
 
8. Đồ chơi cho trẻ khuyết tật học hòa nhập với mô hình  " Ngôi nhà Đa Năng ".
Tác giả Võ Lê Hoàng Hoa, TP. HCM.
 
9. Cải tiến máy phát điện mi ni và bóng đèn Led.
Tác giả Nguyễn Thủy Chung, tỉnh Cao Bằng.
 
10. Chương trình Motainai - "Trao yêu thương - Nhận hạnh phúc".
Đại diện Nguyễn Thị Thục Hạnh, Báo Phụ nữ Việt Nam.
 
11. Túi sinh học kháng khuẩn có khả năng phân hủy thay thế túi nilon.
Đại diện nhóm học sinh Nguyễn Cẩm Bình Minh, Thừa Thiên Huế.
 
12. Giáo dục môi trường và biến đổi khí hậu thông qua các hoạt động giáo dục khác nhau.
Tác giả Nguyễn Thị Hiếu, tỉnh Hà Tĩnh.
 
13. Tài liệu hỗ trợ các hoạt động giáo dục trong trường trung học, về giảm nhẹ rủi ro thiên tai gắn với đặc trưng vùng miền, ở vùng trung du miền núi phía Bắc.
Tác giả Đỗ Thị Thực, tỉnh Phú Thọ.
 
14. Hành động cho tương lai.
Nhóm tác giả trường THCS Đồng Phú, tỉnh Quảng Bình.
 
15. Ngôi nhà đa năng.
Tác giả Trường tiểu học Tân Phú Thạnh 1, tỉnh Hậu Giang.
 
16. Nghiên cứu ứng dụng, sử dụng chế phẩm nấm ký sinh metarhizium phòng trừ rầy nâu, rầy lưng trắng hại lúa tỉnh Tuyên Quang.
Tác giả Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật, tỉnh Tuyên Quang.
 
17. Xây dựng mô hình sử dụng chế phẩm TP (Trichoderma-Pseudomonas) phòng trừ bệnh héo rũ hại lạc tại các tỉnh miền Trung.
Tác giả Đại diện Hoàng Thị Hồng Quế - khoa khuyến nông và phát triển nông thôn, trường ĐH Nông Lâm, ĐH Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
 
18. Conservation - Bảo tồn thiên nhiên.
Tác giả Võ Thủy Hà, Hoàng Thị Hoài Thanh, Hội LHPN tỉnh Quảng Bình.
 
19. Túi thân thiện.
Nhóm tác giả do bà Phạm Thị Tuấn là đại diện, Hà Nội.
 
20. Bài giảng Elerning "Bé làm gì khi có hỏa hoạn".
Tác giả Cao Thị Vân, Nguyễn Thị Huế, Nguyễn Ánh Tuyết, Hà Nội.
 
21. Đổi mới phương pháp dậy học học phần địa chất - bản đồ theo hướng giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng BĐKH.
Tác giả Nguyễn Thị Huyền Trang, tỉnh Bắc Ninh.
 
22. Tái chế rác thải thành những sản phẩm có ích cho cuộc sống.
Tác giả Mai Thùy Hân, tỉnh Quảng Bình.
 
23. Phao đa năng.
Tác giả Trần Thị Lâm, Trường TH số 2 Phong Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình.
 
24. Thuyền chống lũ.
Đại diện Nguyễn Thị Mai, Trường mầm non thị trấn Chi Nê, Lạc Thủy, Hòa Bình.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm