4 chủ đề cặp đôi cần trò chuyện trước ngày cưới

02/08/2018 - 14:00
Khi làm việc với những cán bộ tham vấn tại Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (Hà Nội), Tiến sĩ Mark Weston với 20 năm kinh nghiệm làm tham vấn cá nhân và nhóm liên quan đến tâm lý, hôn nhân, gia đình tại Mỹ, đã gợi ý về những chủ đề quan trọng mà các cặp đôi cần thảo luận trước khi dọn về chung sống cùng nhau.
1. Nói với nhau về “tính cách”
Sau nhiều năm làm tham vấn về hôn nhân, tôi không tin vào tình yêu “sét đánh”. Tất cả những khách hàng của tôi đều không “phải lòng nhau ngay lập tức”. Người ta không cưới nhau một cách tình cờ. Yêu nhau rồi đi đến hôn nhân là hành động có chủ đích, phải tìm hiểu, theo đuổi... Để hiểu hết được nhau và thích ứng luôn là điều khó.
 
Các cặp đôi cần tìm hiểu về “Đặc điểm tính cách nào khiến bạn cảm thấy thu hút nhất khi bạn mới gặp nửa kia?”, “Khi nói đến tính cách, bạn nghĩ sự trái cực sẽ thu hút lẫn nhau hay là đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu?”, “Bạn có thể thay đổi tính cách của mình vì một người không? Điều gì sẽ xảy ra khi bạn thử làm thế?”;... để biết một trong hai thuộc kiểu người hướng nội hay hướng ngoại, cởi mở hay truyền thống, tận tâm hay hời hợt, dễ chịu hay miễn cưỡng, điềm tĩnh hay nóng nảy... Từ sự định vị này, cả hai sẽ tìm ra cách để thích nghi, chấp nhận mối quan hệ này.
 
2. Sinh đẻ và nuôi dạy con
Có cặp vợ chồng nọ sau khi cưới đã xảy ra mâu thuẫn vì người chồng không muốn sinh con nhưng lại không nói điều đó với vợ. Người vợ thì ngược lại, rất muốn sinh con.
 
Vì vậy, các cặp đôi cần nói với nhau về việc sau khi chung sống có sinh con không? Nếu có thì sẽ có bao nhiêu con? Khi nào sẽ sinh con? Khi có con thì ai sẽ đảm nhiệm việc chăm sóc em bé và ai sẽ là người đi làm kiếm tiền để nuôi con? Ai sẽ là người có trách nhiệm dạy dỗ, đưa con vào kỷ luật? Ai sẽ nấu ăn, dọn dẹp khi nhà có con nhỏ? Từng công việc, sẽ là một người tự đảm nhiệm hay cả hai cùng làm?... Đó là những điều cả hai phải nói với nhau trước khi kết hôn chứ không phải sau khi kết hôn.
 
3. Niềm tin
Có thể bằng các câu hỏi: “Nếu trước khi kết hôn, các cặp đôi có được sự thảo luận với nhau về niềm tin tâm linh, có thể đó là “Truyền thống và di sản tâm linh (tôn giáo, tín ngưỡng) của gia đình bạn là gì?”; “Gia đình bạn tiến hành kỳ nghỉ lễ như thế nào?”, “Hãy chia sẻ truyền thống hay nghi lễ gia đình mà bạn nhớ và trân trọng?”, “Ngày nghỉ lễ ưa thích nhất của bạn là gì và vì sao?”, “Ý nghĩa các món quà mà các bạn trao đổi với nhau là gì?”, “Bạn tin rằng điều gì là ý nghĩa của cuộc sống?”... sẽ cung cấp thông tin cho các cặp đôi, giúp hiểu nhau, tìm được cách thích ứng hoặc sẽ tôn trọng sự khác biệt...
shutterstock_519638809-1-1024x683.jpg
 
4. Tình dục, sự lãng mạn và yêu thương
Liệu người chồng có thích ôm ấp vợ khi ở nhà? Liệu người vợ có thích nắm tay chồng ở nơi công cộng? Họ có phải là người thích thể hiện yêu thương là bằng lời nói? Hay họ thích thể hiện yêu thương bằng hành động (ôm ấp, hôn...)? Hoặc họ là người thích thể hiện tình yêu bằng những gì tinh tế, cưng chiều, phục vụ?...
 
Trước khi kết hôn, các cặp đôi cần nói với nhau về bản thân và những mong muốn của mình để định vị mình và người yêu thuộc về vùng nào. Cả hai cũng có thể cùng làm một số câu hỏi về sự lãng mạn như: “Cuộc hẹn hay kỷ niệm lãng mạn nhất mà hai bạn chia sẻ với nhau với tư cách là một cặp đôi là gì?”, “Bạn định nghĩa về sự lãng mạn như thế nào?”, “Những yếu tố và điều kiện nào khiến cho bạn cảm thấy mối quan hệ lãng mạn?”, “Bạn có nghĩ sự yêu thương và thân mật không phải lúc nào cũng có nghĩa là sex?”, “Có những cách phi tình dục nào thể hiện yêu thương với người khác?”... Từ sự chia sẻ, thảo luận cùng những kỳ vọng, cặp đôi sẽ tìm ra cách để yêu thương.
 
2.jpg

 Tiến sĩ Mark Weston: “Hiện nay, trong 20.000 cặp đôi tại Mỹ kết hôn đã được phân tích, các nhân tố gây căng thẳng, dễ dẫn đến ly hôn là sự không hợp về tính cách/lối sống, công việc, sự tổn thương về cảm xúc/tình dục, mức thu nhập, nuôi dạy con và quá nhiều việc nhà... Nếu trước khi kết hôn, các cặp đôi từng thảo luận với nhau về những điều đó, chắc chắn sẽ giúp họ hạn chế được nhiều mâu thuẫn, rắc rối sau hôn nhân”.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm