4 sai lầm của bố mẹ khi đưa ra yêu cầu cho con

Anh Thư
27/09/2020 - 19:58
4 sai lầm của bố mẹ khi đưa ra yêu cầu cho con

Ảnh minh họa: AdobeStock

Với một đứa trẻ không thực hiện ngay việc được yêu cầu, bố mẹ phản ứng bằng cách tự mình làm, cằn nhằn, phàn nàn hoặc la mắng con…, điều đó chứng tỏ phụ huynh đã mắc những sai lầm dưới đây.
Sai lầm bố mẹ dễ mắc phải khi đưa ra yêu cầu cho con - Ảnh 1.

Đưa ra nhiều yêu cầu liên tiếp: Mỗi ngày trẻ có thể nhận được hàng chục yêu cầu từ bố mẹ như: Đi học bài, thôi chạy nhảy trong nhà, không xem tivi trong lúc ăn uống, cần tập trung ăn nhanh… Nhưng nếu bố mẹ đưa ra nhiều yêu cầu liên tiếp trong một khoảng thời gian ngắn, con rất dễ không chú ý để nhớ và thực hiện. Việc bố mẹ liên tục nói, phàn nàn sẽ giống như một thứ âm thanh mà con cảm thấy ồn ào, khó ghi nhớ. Bởi thế, bố mẹ nên đưa ra từng yêu cầu quan trọng, cụ thể vào từng thời điểm để con hoàn thành nhiệm vụ. Ảnh minh họa: St

Sai lầm bố mẹ dễ mắc phải khi đưa ra yêu cầu cho con - Ảnh 2.

Các yêu cầu không rõ ràng: Những từ ngữ, câu nói bố mẹ chọn khi đưa ra yêu cầu cho con thực sự quan trọng. Ví dụ, nếu bố mẹ nói: "Con ngồi hoàn thành bài tập về nhà bây giờ luôn chứ" thì con dễ hiểu ngụ ý của yêu cầu này con có thể tùy chọn, đó là làm ngay hoặc không. Vì vậy, bố mẹ cần đưa ra yêu cầu thật đơn giản, rõ ràng, chỉ dẫn cụ thể để con dễ hiểu và thực hiện. Ảnh minh họa: shutterstock

Sai lầm bố mẹ dễ mắc phải khi đưa ra yêu cầu cho con - Ảnh 3.

Lặp đi lặp lại một yêu cầu: Việc lặp đi lặp lại một yêu cầu chẳng khác nào như một thông báo cho con rằng chúng không cần phải chăm chú, tập trung nghe ngay trong lần đầu bố mẹ nói. Ví dụ, thay vì nói: "Bố/mẹ đã nhắc con năm lần bảy lượt là tắt trò chơi điện tử đi", phụ huynh chỉ nên đưa ra yêu cầu một lần thật chính xác điều mình muốn. Sau đó, nếu con không thực hiện thì bố mẹ cần có cảnh báo về việc con có thể bị phạt. Không nên để con phớt lờ lời nói và trì hoãn việc bố mẹ yêu cầu. Ảnh minh họa: St

Sai lầm bố mẹ dễ mắc phải khi đưa ra yêu cầu cho con - Ảnh 4.

Bỏ qua kết quả sau khi yêu cầu: Ví dụ, bố mẹ nói: "Con hãy ngồi vào bàn học đi", nhưng sau đó cũng không quan tâm hoặc chẳng làm gì khi biết con không thực hiện yêu cầu của mình. Điều này dễ khiến con luôn xem nhẹ lời nhắc nhở của bố mẹ, chỉ xem như gió thoảng bên tai. Thay vào đó, bố mẹ có thể nói: "Con hãy ngồi vào bàn học đi. Bố/mẹ sẽ không nhắc lại lần nữa". Tiếp đó, bố mẹ nên theo dõi xem con thực hiện yêu cầu ra sao. Bố mẹ cũng cần có một hình thức phạt phù hợp nếu nhiều lần con không nghe lời. Ảnh minh họa: GettyImages


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm