pnvnonline@phunuvietnam.vn
4 sai lầm về tiền bạc nhiều người đang mắc phải
Ảnh minh họa
- Bị động thay vì chủ động về tài chính có thể khiến bạn mất tiền.
- Việc có những lo lắng về tài chính là điều bình thường, nhưng việc đưa ra những quyết định vội vàng sẽ gây hại nhiều hơn là có lợi.
- Bắt đầu lập quỹ khẩn cấp và kiếm thêm thu nhập bằng cách lập kế hoạch tài chính.
Jennifer là phóng viên chuyên về mảng tài chính cá nhân tại Business Insider. Cô bắt đầu sự nghiệp của mình về tài chính cá nhân tại Tạp chí Black Enterprise, sau đó là CNBC và sau đó là Forbes.
Làm việc với tư cách là một nhà báo viết về tài chính cá nhân trong 8 năm và Jennifer nghĩ sai lầm số một mà mọi người mắc phải khi xử lý tiền bạc là "phản ứng thái quá".
"Bị động về mặt tài chính có thể khiến bạn mất nhiều tiền. Thật dễ dàng để khiến bạn hoảng loạn bất cứ khi nào chủ đề về tiền xuất hiện. May mắn là có giải pháp cho bạn đây: Hãy chủ động. Không bao giờ là quá muộn để kiểm soát cách bạn xử lý tiền và khiến nó phục vụ bạn trong suốt quãng đời còn lại.
Trong thời kỳ bất ổn về kinh tế hoặc tài chính, việc lo lắng nên làm gì với số tiền kiếm được để đảm bảo ổn định tài chính rất bình thường. Nhưng các bước thực hiện hay sự lo lắng lại khiến bạn dễ mắc sai lầm", Jennifer chia sẻ. Dưới đây sẽ là một vài dấu hiệu về vấn đề liên quan tới tài chính mà bạn cần tránh.
1. Có sự mất kết nối giữa thói quen chi tiêu và tài khoản ngân hàng
Mỗi đồng tiền bạn kiếm được sẽ giúp tiến gần hơn đến các mục tiêu tài chính. Tiết kiệm là nền tảng của bất kỳ kế hoạch tài chính nào. Tuy nhiên, đôi khi việc chi tiêu của bạn có thể khiến các mục tiêu tiết kiệm tan thành mây khói.
Khi điều này xảy ra, bạn có thể dễ dàng đưa ra quyết định vội vàng cắt giảm mọi khoản chi tiêu. Suy nghĩ rằng bạn sẽ cắt giảm tất cả chi tiêu trong sáu tháng tới để kiếm đủ tiền có thể khiến bạn thất bại. Thông thường, mức độ hạn chế đó không kéo dài và cuối cùng có thể dẫn đến bội chi.
Lời khuyên:
Bạn không thể bù đắp thời gian đã mất trong việc tiết kiệm. Điều tốt nhất nên làm là bắt đầu từ vị trí hiện tại và tạo một kế hoạch tiết kiệm hợp lý. Điều đó bền vững hơn và sẽ mang lại cho bạn kết quả mong muốn theo thời gian.
2. Bạn không tạo ra được mạng lưới tài chính an toàn
Ngày càng có nhiều người đang sống bằng tiền lương. Khi bạn không có quỹ khẩn cấp, một lần mất việc hoặc gặp vấn đề y tế hoàn toàn có thể đảo lộn cuộc sống của bạn. Và một trở ngại tài chính bất ngờ không chỉ tác động tiêu cực đến bạn mà còn có thể ảnh hưởng đến những người thân yêu.
Lời khuyên:
Bắt đầu xây dựng quỹ khẩn cấp ngay bây giờ. Tiết kiệm sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu có quỹ khẩn cấp cho 6 tháng. Điều này sẽ mất thời gian và nỗ lực để hoàn thành, nhưng sự an tâm và tự tin mà quỹ khẩn cấp mang lại cho bạn sẽ rất xứng đáng.
3. Bạn đang bỏ bê nhà cửa và nhu cầu bảo trì vật chất để tiết kiệm tiền
Kiểm tra sức khỏe, bảo trì các thiết bị gia dụng cũng như giữ mọi thứ ở tình trạng tốt đều là một cách tránh sự phân nhánh tài chính tốn kém. Tuy nhiên, khi đối mặt với những thách thức về tiền bạc thì những điều này thường là một trong những hạng mục đầu tiên mà mọi người cắt giảm ngân sách.
Điều này có thể dẫn đến thảm họa khi một món đồ gì đó bị hỏng và cần thay thế hoàn toàn, điều này có thể dẫn đến việc tiêu tiền mà bạn không sẵn sàng chi. Bạn có thể vay một khoản lãi suất cao hoặc mua hàng bằng thẻ tín dụng, cả hai đều là khoản nợ cần phải trả.
Lời khuyên:
Thay vì tránh hoàn toàn các chi phí bảo trì, hãy cố gắng tự mình sửa chữa và bảo trì cho các món đồ của bạn cho tốt, điều đó giúp tiết kiệm tiền hoặc bạn có thể tìm kiếm các dịch vụ ít tốn kém hơn.
4. Bạn có một nguồn thu nhập duy nhất
Mọi người ngày càng quan tâm đến việc phát triển nhiều nguồn thu nhập. Đối với nhiều người, việc có một công việc phụ trở nên cần thiết. Điều tồi tệ nhất là đợi cho đến khi bạn cần thêm tiền hoặc bị mất việc làm, sau đó mới nghĩ đến việc tạo ra nhiều nguồn thu nhập. Chờ đợi để nghĩ đến việc tìm các nguồn thu nhập khác sau khi bạn mất việc là hành động phản tác dụng và sẽ đặt bạn vào tình thế không có thời gian.
Lời khuyên:
Bạn có thể chủ động tạo ra một nguồn thu nhập khác ngay từ bây giờ, ngay cả khi thu nhập đó rất nhỏ. Bạn sẽ an toàn hơn về mặt tài chính và sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống tài chính xảy đến. Khi xử lý tiền và nghĩ về tương lai, chủ động thay vì phản ứng có thể giúp bạn tiết kiệm và an toàn hơn về mặt tài chính.