4 thói quen ăn uống có thể dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố

X.T
13/09/2022 - 16:00
4 thói quen ăn uống có thể dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố
Một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh là cần thiết để cân bằng nội tiết tố.

Có hàng loạt yếu tố góp phần vào cân bằng nội tố (hormone) và một vài trong số đó nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Hormone sứ giả hóa học của cơ thể bạn, có tác dụng giúp kiểm soát thực tế mọi quá trình sinh lý trong cơ thể, bao gồm: trao đổi chất, hệ thống miễn dịch, chu kỳ kinh nguyệt, sinh sản.

Sự cân bằng nội tiết tố chính xác có vai trò rất quan trọng để cơ thể hoạt động bình thường. Một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh là cần thiết để cân bằng nội tiết tố. Một số loại thực phẩm có thể khôi phục hoặc làm mất đi sự cân bằng nội tiết tố của bạn.

Dưới đây là 4 thói quen ăn uống cần tránh để giữ cho hormone trong cơ thể bạn luôn ở mức độ cân bằng.

1. Ăn quá nhiều hoặc quá ít

4 thói quen ăn uống có thể dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố - Ảnh 1.

Việc giảm hoặc tăng cân đột biến do ăn quá ít hoặc ăn quá nhiều có thể phá vỡ sự cân bằng nội tiết tố, sau đó có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn của bạn.

Nội tiết tố sinh sản nữ dường như bị ảnh hưởng đặc biệt bởi sự thay đổi cân nặng. Cả chỉ số khối cơ thể dưới mức bình thường và trên mức bình thường (BMI) đều có liên quan đến nguy cơ cao về các vấn đề sinh sản liên quan đến hormone.

Một nghiên cứu từ năm 2015 của các tác giả tại Đại học bang I. Javakhishvili Tbilisi, Georgia, cho thấy những phụ nữ thừa cân hoặc béo phì có nhiều khả năng mắc hội chứng buồng trứng đa nang và hội chứng chuyển hóa - hai tình trạng làm giảm khả năng sinh sản. Mặt khác, phụ nữ thiếu cân có nhiều khả năng mắc các hội chứng khác ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như rối loạn chức năng buồng trứng và tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh.

2. Ăn quá nhiều đường

4 thói quen ăn uống có thể dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố - Ảnh 2.

Bên cạnh việc góp phần tăng cân, thực phẩm có đường cũng có thể tàn phá hormone của bạn theo những cách khác.

Một nghiên cứu của Viện nghiên cứu Trẻ em & Gia đình cho thấy ăn một lượng lớn đường fructose và glucose thực sự có thể kìm hãm gen chịu trách nhiệm điều chỉnh estrogen và testosterone. Một khi các hormone giới tính này bị phá vỡ có thể có tác động lan tỏa, làm tăng nguy cơ mụn trứng cá, vô sinh, hội chứng buồng trứng đa nang và ung thư tử cung, đặc biệt là ở phụ nữ thừa cân. Một nghiên cứu khác của các nhà nghiên cứu tại Đại học Washington and Lee, Hoa Kỳ, được thực hiện trên động vật cho thấy chế độ ăn nhiều chất béo, nhiều đường đã làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt và gây ra u nang buồng trứng.

Khi bạn đang thèm thứ gì đó ngọt ngào, hãy lựa chọn thực phẩm ít đường như sô cô la đen hoặc trái cây và sữa chua.

3. Uống soda dành cho người ăn kiêng

4 thói quen ăn uống có thể dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố - Ảnh 3.

Chắc hẳn bạn sẽ nghĩ, soda dành cho người ăn kiêng thì sẽ không có đường và không cần lo lắng đến chuyện nó có tác động đến nội tiết hay không? Không phải như vậy. Chất làm ngọt nhân tạo có thể làm thay đổi vi khuẩn trong ruột, làm đảo lộn trạng thái cân bằng của leptin và ghrelin, các hormone điều chỉnh cảm giác đói và no. Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn, nhưng rõ ràng các chất làm ngọt không dinh dưỡng trong nước soda ăn kiêng có liên quan đến các vấn đề cân nặng liên quan đến hormone như béo phì, tiểu đường loại 2 và hội chứng chuyển hóa.

Một nghiên cứu từ năm 2016 của các tác giả thuộc Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ, đã tiến thêm một bước nữa để tìm hiểu xem liệu soda ăn kiêng có tác động đến hormone hay không. Và kết luận là, uống soda ăn kiêng đã làm tăng sự giải phóng GLP-1, một loại hormone liên quan đến bài tiết insulin một cách tinh tế.

4. Lạm dụng rượu

4 thói quen ăn uống có thể dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố - Ảnh 4.

Thỉnh thoảng thưởng thức một ly rượu vang cũng không có ảnh hưởng gì quá lớn với cơ thể nhưng lạm dụng nó thường xuyên thì lại gây rắc rối cho hormone của bạn. Uống quá nhiều rượu có thể gây ra rối loạn nội tiết tố làm gián đoạn giao tiếp giữa hệ thống nội tiết, thần kinh và miễn dịch, bao gồm cả: kiểm soát lượng đường trong máu, chuyển hóa estrogen, các vấn đề về tuyến giáp, rối loạn chức năng miễn dịch...

Trong một nghiên cứu của mình, tiến sĩ Kira C. Taylor, phó giáo sư về dịch tễ học và sức khỏe dân số tại Đại học Louisville ở Kentucky, Mỹ, cho biết: "Nếu bạn muốn mang thai, không nên uống nhiều hơn một ly mỗi ngày vào bất kỳ thời điểm nào trong chu kỳ kinh nguyệt và uống chưa đến nửa ly trong thời kỳ rụng trứng và sau khi rụng trứng".

Nishath A. Ali, MD, phó giáo sư sản phụ khoa tại Đại học Y Baylor ở Houston, Mỹ, cũng chia sẻ: Tác động của rượu đối với khả năng thụ thai đã được nghi ngờ từ những năm 1990 nhưng chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng. Những người uống rượu vừa và nặng thường mất nhiều thời gian hơn để thụ thai và có nguy cơ cao cần đánh giá vô sinh.

Theo Eatthis, Nutritionandmetabolism, Ncbi

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm