pnvnonline@phunuvietnam.vn
4 thực phẩm đang tốt nhưng ăn quá nhiều lại thành hại sức khỏe
Có một số loại thực phẩm, bởi vì giàu dinh dưỡng hoặc được đánh giá là tốt cho sức khỏe mà bị lạm dụng, ăn uống bừa bãi. Trong khi đó, dù thực phẩm tốt đến đâu cũng cần sử dụng điều độ, nếu không sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ. Thậm chí, còn có thể dẫn tới phản tác dụng và khiến bạn rước bệnh vào người.
Trong đó, có 4 thực phẩm dù tốt nhưng ăn quá nhiều sẽ âm thầm “đánh cắp” sức khỏe của bạn:
1. Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt đơn giản là loại ngũ cốc có cả ba phần nguyên vẹn. Chúng thường chứa nhiều sắt, magie, mangan, phospho, selen, vitamin B và chất xơ nên rất tốt cho sức khỏe. Không chỉ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường, hỗ trợ tiêu hóa, phòng chống ung thư… mà nó còn có thể giảm cân rất tốt.
Ảnh minh họa
Cũng chính vì vậy mà rất nhiều người lạm dụng ngũ cốc nguyên hạt. Thậm chí dùng nó làm thực phẩm chính trong thời gian dài, hoặc ăn bất chấp mà không quan tâm mình có phù hợp hay không.
Thực chất, những người tiêu hóa kém, mắc bệnh dạ dày, người già và trẻ em, người có miễn dịch kém hay bị thiếu chất, suy nhược không nên ăn thực phẩm này. Người bình thường cũng không nên ăn quá nhiều bởi vì chúng giàu chất cellulose và phytate (axit thực vật). Trong chế độ ăn có 6 phần ngũ cốc thô 4 phần ngũ cốc tinh chế là thích hợp nhất.
Mỗi ngày nạp quá 50g sẽ khiến việc bổ sung protein trong cơ thể gặp trở ngại, hiệu quả sử dụng chất béo giảm xuống, gây tổn hại cho xương, tim, huyết dịch, giảm sức đề kháng của cơ thể, thậm chí còn ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.
Hàm lượng phytate trong ngũ cốc nguyên hạt còn có thể cản trở sự hấp thụ canxi, kẽm, sắt, ảnh hưởng tới sự cân bằng trao đổi chất của các khoáng chất trong ruột. Vì vậy, khi ăn ngũ cốc thô nguyên hạt, nên tăng cường việc nạp những khoáng chất này.
2. Quả hạch
Quả hạch là những dạng quả có hạt cứng, được tìm thấy trong lõi của quả, với phần thịt bên ngoài bao quanh. Ví dụ như óc chó, hạnh nhân… luôn được khuyên nên ăn nhiều để tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, không nên ăn quả hạch quá nhiều. Do lượng chất béo trong các loại quả hạch cao nên chúng vẫn được coi là đồ ăn gây béo. Một lạng hạt có thể cung cấp 600 calo, tương đương năng lượng của một bữa ăn chính. Ngoài tăng lipid máu, gây tăng cân nó còn có thể gây khó khăn cho tiêu hóa nếu ăn quá nhiều.
Hạt của quả hạch có chứa một hợp chất amygdalin. Có thể coi là một chất độc tự nhiên có trong thực vật có thể gây nhiễm độc cấp tính. Theo nghiên cứu đăng tải trên Healthline, mặc dù bản thân amygdalin không độc nhưng khi con người ăn vào, nó sẽ giải phóng hydro xyanua trong đường tiêu hóa, gây độc cho con người về nhiều mặt. Nếu ăn một lượng quá lớn, chúng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.
3. Thực phẩm giàu tính kiềm
Thực phẩm có tính kiềm vốn nổi tiếng là tốt cho sức khỏe từ giảm cân, làm đẹp da cho đến phòng ngừa bệnh tim mạch, ung thư… Có thể kể đến những cái tên phổ biến như các loại rau họ cải nhất là cải bó xôi, bơ, một số loại rau họ đậu, chanh, dưa chuột, cần tây, tỏi, ớt chuông…
Nhưng nếu ăn quá nhiều những thực phẩm này sẽ tạo ra chế độ ăn có tính axit - tức tính kiềm quá cao. Từ đó dễ gây hại cho cơ thể. Nồng độ axit trong cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh như sỏi thận, ung thư, tiểu đường tuýp 2, rối loạn tiêu hóa, trĩ, huyết áp cao, giảm khả năng tình dục…
Khi cơ thể của bạn có nồng độ axit hoặc nồng độ kiềm quá cao, thì hệ thống miễn dịch của bạn không thể sản xuất kháng thể để chống lại bệnh nhiễm trùng. Đồng thời cũng có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Ngoài ra, chế độ ăn kiêng giàu kiềm rất ít protein có thể giúp giảm cân nhưng chúng cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề khác. Chẳng hạn như xương và cơ bắp yếu, thiếu canxi.
4. Nước ép trái cây
Nhiều người nghĩ rằng vắt hoặc ép nước, làm sinh tố trái cây sẽ dễ hấp thụ hơn và tốt cho sức khỏe hơn. Trên thực tế, nó có thể là một lựa chọn để giải khát hoặc “đổi vị” cho bớt nhàm chán chứ không nên dùng hằng ngày.
Ảnh minh họa
Đầu tiên, chúng không mang đến giá trị dinh dưỡng cao như khi ăn trực tiếp. Một số loại trái cây sẽ bị mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng khi bị ép thành nước. Hơn nữa, một số nghiên cứu cho thấy những người uống một hoặc nhiều ly nước ép trái cây mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 tăng 21%. Trẻ em có hệ tiêu hóa còn non nớt dễ không dung nạp đường fructose, làm tăng nguy cơ bị tiêu chảy.
Vì trái cây có chứa đường fructose, và đường fructose trong trái cây sẽ dễ dàng hấp thụ hơn bằng cách ép trái cây thành nước trái cây. Chất lỏng được cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn chất lỏng, huyền phù và chất rắn, vì vậy một khi trái cây được ép trái cây, đường fructose sẽ được hấp thụ nhanh hơn và nhiều hơn.
Nguồn và ảnh: KKnews, Eat This, Healthline