5 cách kiểm soát nỗi sợ khi bị chẩn đoán ung thư vú

30/12/2016 - 11:15
Hầu hết phụ nữ đều trải qua giai đoạn khó khăn, khủng hoảng và sợ hãi khi được chẩn đoán mắc ung thư vú. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về chăm sóc sức khỏe, một số cách dưới đây có thể giúp ích cho người bệnh.
- Chia sẻ với những người cùng hoàn cảnh

Cố gắng dành nhiều thời gian chia sẻ, nói chuyện trực tiếp với họ và cùng họ trải qua giai đoạn khó khăn nhất. Bạn sẽ tìm ra ai là người phù hợp nhất, giúp bạn giải đáp các thắc mắc và sẵn sàng giúp đỡ khi bạn cần trợ giúp.
breastcancerawarenesssupport.jpg
 Chia sẻ với những người cùng trong nhóm điều trị ung thư vú sẽ giúp bạn nhận được sự đồng cảm và giúp đỡ
- Tìm một bác sĩ, người sẽ nói chuyện và cho bạn những lời khuyên hữu hiệu nhất

Họ sẽ là người chủ động khuyến khích những câu hỏi từ bạn, quan tâm bạn một cách chân thành và sẵn sàng cung cấp nhiều thông tin cho bạn ở bất kỳ thời điểm nào. Điều này sẽ khiến bạn an tâm, tin tưởng và vơi đi nỗi sợ do căn bệnh ung thư vú mang lại.

- Tìm hiểu về các xét nghiệm, thủ tục và phương pháp điều trị

Hãy hỏi bác sĩ và y tá để biết các thông tin một cách chi tiết, từ đó giúp bạn có thể giảm thiểu những bất ngờ từ căn bệnh của mình. Hãy tham gia vào các trang mạng xã hội và cộng đồng về căn bệnh ung thư vú để tìm hiểu, kết nối và chia sẻ với những người có cùng căn bệnh về cách làm thế nào để vượt qua những cơn đau, phương pháp điều trị cũng như những kinh nghiệm có lợi cho sức khỏe trong quá trình điều trị bệnh.

- Lên kế hoạch với bác sĩ về việc làm thế nào để nhận được kết quả xét nghiệm thêm nhanh nhất

Nếu có thể, hãy cố gắng lên lịch kiểm tra các xét nghiệm và thủ tục quan trọng vào những ngày đầu tuần, như vậy bạn sẽ không cần chờ đợi trong ngày cuối tuần. Các bác sĩ cũng có nhiều thời gian để trao đổi với nhau về các kết quả xét nghiệm của bạn, từ đó đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

- Tránh xa những câu chuyện tiêu cực

Hãy cố gắng tránh xa những câu chuyện tiêu cực có kết thúc buồn, bởi thông điệp cũng như tác động của những câu chuyện này có thể làm ảnh hưởng đến cảm xúc, tâm trạng của bạn.

Tuy nhiên, khi mọi nỗ lực đều không mang lại kết quả tốt, bạn luôn trong tình trạng lo âu, sợ hãi hoặc gặp các vấn đề về giấc ngủ thì hãy nói chuyện với bác sĩ, chuyên gia tâm lý, để nhận được những tư vấn tốt nhất.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm