5 chiêu trị chứng ngáy ngủ

02/08/2016 - 18:00
Thường xuyên ngáy ngủ làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của người xung quanh không chỉ khiến người ta khó chịu mà còn khiến bản thân khó xử, mất tự tin.
ngay-ngu-2.jpg

Cũng giống như cơn ho dai dẳng, ngáy là triệu chứng chung cho nhiều bệnh. Khi đường hô hấp của bạn bị chặn lại sẽ dẫn tới hiện tượng ngáy ngủ, điều này là bình thường. Tuy nhiên thường xuyên ngáy trong khi ngủ báo hiệu đường hô hấp của bạn bị biến dạng ở mức nhẹ, hoặc lưỡi gà hay vòm miệng của bạn quá dài đã chặn đường hô hấp. Điều này có thể dẫn đến tình trạng ngưng thở khi ngủ, nghiêm trọng hơn có thể khiến não và tim bị tổn thương do thiếu oxy.

Nếu bạn mắc các bệnh hen suyễn, dị ứng thời tiết, thừa cân, trào ngược dạ dày thực quản, hay thoát vị gián đoạn cũng sẽ không tránh khỏi chứng ngáy ngủ do hơi thở bị tắc nghẽn khi ngủ. Trường hợp này bạn nên đến gặp bác sĩ để điều trị bệnh, giúp loại bỏ chứng ngáy ngủ.

ngay-ngu-1.jpg

Các cách trị chứng ngáy ngủ:

  1. Sử dụng thiết bị nâng hàm dưới khi ngủ

Bạn có thể đeo thiết bị nâng hàm dưới (MAD) trong miệng khi ngủ. Thiết bị này có rất nhiểu kiểu, đều có thể giúp bạn kéo hàm dưới về phía trước, làm giảm chướng ngại bằng cách mở rộng đường hô hấp trên. Đây là cách giúp ngăn ngừa chứng ngưng thở khi ngủ, khi hô hấp không bị chặn bởi bất kỳ chướng ngại vật nào thì cổ họng sẽ không phát ra âm thanh khó chịu khi ngủ.

  1. Tập thể dục cho lưỡi

Các bài tập đơn giản dành cho lưỡi như chải lưỡi bằng bàn chải đánh răng, uốn cong đầu lưỡi chạm vào vòm hầu và cho lưỡi trượt đi trượt lại trong khoang miệng, phát âm những chữ cái nguyên âm một cách nhanh chóng hay liên tục... đều giúp tăng cường cơ lưỡi, ngăn chặn một số lượng đáng kể các mô bị sụp trong lưỡi và điều chỉnh đường hô hấp trên để giảm sự tắc nghẽn trong khi ngủ.

  1. Tập thể dục cho cổ họng

Cũng giống như tập thể dục lưỡi, tăng cường cơ cổ họng giúp bạn ngăn chặn các mô xung quanh đường thở bị sụp trong khi ngủ. Một số bài tập đơnn giản luyện tập cơ cổ họng bạn có thể áp dụng:

  • Đọc to các chữ cái nguyên âm trong vòng 3 phút, mỗi ngày thực hiện ba lần.
  • Đầu lưỡi chạm vào mặt sau của răng cửa rồi trượt về phía sau, lặp đi lặp lại trong 3 phút.
  • Mở miệng và làm lệch mồm sang bên phải trong 30 giây, sau đó tiếp tục sang bên trái cũng 30 giây. 
  1. Giảm cân

Khi cơ thể quá nhiều mỡ, chất béo tích tụ quanh cổ họng sẽ làm dày các mô xung quanh đường hô hấp, làm tăng áp lực thở trong khi ngủ. Giảm cân là cách nới lỏng các mô và làm giảm áp lực cho đường thở của bạn.

  1. Sử dụng thuốc xịt mũi
Nếu bạn nghẹt mũi, khó thở do bị lạnh hoặc dị ứng dẫn tới ngáy ngủ thì hãy làm thông thoáng khoang mũi trước khi đi ngủ. Thuốc xịt mũi sẽ ngăn chặn chất nhầy tích tụ gây cản trở đường hô hấp. Ngoài ra bạn có thể tự pha nước muối loãng sạch để xịt vào mũi, nước muối có thể chống khô và viêm mũi, mà hai điều này là nguyên nhân dẫn tới co thắt đường hô hấp.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm