5 ‘khủng hoảng’ tiền mãn kinh cần biết để vượt qua

09/08/2016 - 15:40
'Phụ nữ nào cũng phải trải qua thời gian tiền mãn kinh nhưng chị em không nên lo lắng sợ hãi, chỉ cần ý thức được chính xác và điều trị thì sẽ vượt qua một cách bình yên', Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Hà Nội, chia sẻ.
Tiền mãn kinh (TMK) là một giai đoạn trong cuộc đời người phụ nữ, thường bắt đầu khi phụ nữ bước qua ngưỡng 40 tuổi và kết thúc khi đã mãn kinh hoàn toàn. Ở thời kỳ TMK, kinh nguyệt có thể chưa ‘tắt’ nhưng chức năng của buồng trứng đã bắt đầu thoái hóa, kéo theo đó là rối loạn tâm sinh lý.

Mặc dù nhiều phụ nữ cảm thấy không có gì khác thường trong thời kỳ này, hoặc chỉ thấy những triệu chứng nhẹ, không ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc. Song, cũng có khoảng 10-30% phụ nữ có triệu chứng nghiêm trọng. Cụ thể:

Kinh nguyệt thất thường: Biểu hiện của kinh nguyệt thất thường rất đa dạng, ví như thấy kinh quá dày hay quá thưa, kinh kéo dài. Lượng máu ra nhiều lâu ngày dễ dẫn hiện tượng thiếu máu, đau đầu, sức khỏe giảm sút. Ở những phụ nữ 40-45 tuổi, có chu kỳ kinh nguyệt bất thường chiếm 10-30% và tăng lên 30-50% ở người tuổi 46-50. Thời kỳ TMK xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt rối loạn thì cần phải đi khám để loại trừ các bệnh khác có liên quan, ví dụ như bệnh máu khó đông, khối u hoặc mang thai…
tien-man-kinh.jpg
Bốc hỏa là biểu hiện thường thấy ở phụ nữ tiền mãn kinh
- Bốc hỏa và ra mồ hôi: Đây là một trong những triệu chứng khó chịu nhất của phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh, khiến chị em luôn cảm thấy nóng bức, ra mồ hôi ngay cả khi thời tiết mát mẻ. Những cơm phát hỏa thường xảy ra vào ban đêm, nhưng cũng có khi đến một cách bất chợt, không tự kiềm chế được, bắt đầu ở phần mặt, sau đó lan xuống cổ, ngực. Cảm giác này nhanh thì vài giây, lâu thì hàng giờ, còn thông thường khoảng 1-2 phút, tần suất từ 1-2 lần/ngày đến khoảng 1-2 lần/tuần.

Những lúc như vậy, phụ nữ sẽ thấy rất khó chịu, trong lòng bực bội, nhiều lúc còn bị đau đầu chóng mặt, tim đập loạn nhịp, ra mồ hôi tán và lòng bàn tay, thậm chí có người còn đầm đìa mồ hôi.

- Gãy xương: Ở độ tuổi này do xương có tính chất xốp nên tỷ lệ gãy xương tay, xương chân của phụ nữ sau tuổi 50 nhiều hơn nam giới cùng độ tuổi. Nếu sau khi cắt bỏ buồng trứng hoặc khi đã tắt kinh tự nhiên mà dùng hormone estrogen để chữa bệnh thì sẽ có tác dụng phòng ngừa nhất định với xốp xương.

- Cơ quan sinh ngoài co nhỏ: Triệu chứng này sinh ra sau khi tắt kinh 1-2 năm, khiến âm hộ ngứa, giao hợp bị đau, âm đạo tiết ra chất nhầy giống như máu và dễ bị mắc bệnh truyền nhiễm.
trung-nien.jpg
Giữ được tâm trạng thoải mái, những khó khăn của thời kỳ mãn kinh sẽ dần qua đi
Tăng cân và béo: Do sự thay đổi của chất mỡ thay thế nên dẫn đến sự phát phì ở độ tuổi này, nhất là với những người vốn ăn uống tốt. Chất mỡ thường tập trung chủ yếu ở vùng eo, đùi, khiến chị em bị ‘mất dáng’. Ngoài ra, sau khi tắt kinh, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh tim mạch cũng cao.

Thời kỳ TMK là một giai đoạn chuẩn bị cho ‘bước ngoặt’ trên hành trình sức khỏe của phụ nữ. Ngoài việc hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó chịu, sự chuẩn bị về mặt tâm lý vô cùng quan trọng. Người phụ nữ trong thời kỳ TMK phải giữ được sự thoải mái về tinh thần ít thì vài tháng, nhiều thì là 1-2 năm chờ sau khi cơ thể thích ứng được với sự thay đổi của lứa tuổi, những cảm giác khó chịu sẽ tự biến mất.

Đối với những người có triệu trứng khá nghiêm trọng, cần được chữa trị bằng hormone, thường thì có thể dùng 1 lượng nhỏ estrogen để bổ sung sự thiếu hụt của cơ thể. Tuy nhiên, việc bổ sung nội tiết tố cần được theo dõi và chỉ định bởi bác sĩ để tránh những tác dụng phụ có hại.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm