5 lời khuyên đối phó với chứng trầm cảm hậu ly hôn

Khắc Nam
28/02/2024 - 18:09
5 lời khuyên đối phó với chứng trầm cảm hậu ly hôn

Ảnh minh họa

Kiệt sức về mặt cảm xúc, rút lui khỏi xã hội và cảm giác tuyệt vọng thường là những dấu hiệu dễ thấy của chứng trầm cảm hậu ly hôn.

Ngoài ra, giấc ngủ bị gián đoạn, chán ăn và buồn bã dai dẳng, giảm hứng thú với các hoạt động từng mang lại niềm vui, thay đổi tâm trạng thường xuyên… cũng có thể là những dấu hiệu nhận biết.

Hiểu được toàn bộ các triệu chứng của trầm cảm cho phép tiếp cận chủ động hơn với sức khỏe tâm thần sau khi ly hôn. Phụ nữ có xu hướng có các triệu chứng như buồn bã, vô dụng hoặc cảm giác tội lỗi. 

Đàn ông có thể trở nên cáu kỉnh quá mức hoặc khó ngủ và dễ tìm đến với chất gây nghiện nếu họ bị trầm cảm sau khi ly hôn. Dưới đây là những lời khuyên để đối phó với chứng trầm cảm sau ly hôn:

Cho phép bản thân "giải tỏa" đau buồn

Từ chối hoặc kìm nén cảm xúc sẽ không khiến trầm cảm biến mất mà chỉ làm trì hoãn quá trình chữa lành. Hãy cho phép bản thân có thời gian và không gian để đau buồn về sự kết thúc của cuộc hôn nhân. Bạn có thể cảm thấy buồn, tức giận nhẹ nhõm hơn. Cảm xúc là có giá trị và nhận ra chúng là bước đầu tiên để chữa lành.

Ưu tiên sức khỏe bản thân

Sự kết nối giữa tâm trí và cơ thể đóng một vai trò quan trọng trong cảm giác của chúng ta. Duy trì cuộc sống vận động, năng tập thể dục sẽ giải phóng endorphin, chất nâng cao tâm trạng tự nhiên của cơ thể. Hơn nữa, một chế độ ăn uống cân bằng, giàu chất dinh dưỡng có thể tác động đáng kể đến sức khỏe tinh thần của bạn. 

Tập thể dục không cần phải vất vả. Chẳng hạn, việc đi bộ 30 phút cũng có thể mang lại điều kỳ diệu cho tâm trạng và sức khỏe của bạn. Không chỉ nâng cao sức khoẻ mà tập thể dục còn có thể giúp bạn có thời gian nghỉ ngơi cần thiết, tránh khỏi những suy nghĩ tiêu cực.

Tâm sự với người thân

Sự cô lập chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng trầm cảm. Hãy liên hệ với bạn bè và gia đình để được hỗ trợ. Hỗ trợ tinh thần có thể là cứu cánh khi đối mặt với trầm cảm. Đôi khi, tất cả chỉ cần biết có ai đó ở bên bạn. 

Hãy nói chuyện cởi mở về cảm xúc và mối quan tâm của bạn, đừng ngần ngại dựa vào người khác khi cần. Rất có thể ai đó thân thiết với bạn cũng từng trải qua cảm giác tương tự hoặc biết cách giữ khoảng trống cho bạn. Đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của cộng đồng, đặc biệt là khi bạn sắp ly hôn.

Tham gia công việc tình nguyện

Tình nguyện có thể là một cách tuyệt vời để chuyển hướng tâm trí của bạn và thêm ý thức về mục đích cho cuộc sống của bạn. 

Theo Liên minh Quốc gia về Bệnh Tâm thần Mỹ, lợi ích về sức khỏe tâm thần của hoạt động tình nguyện rất lớn và đa dạng, như phát triển sự tự tin hơn cũng như tìm thấy ý nghĩa và mục đích trong cuộc sống. Nó giúp bạn thoát khỏi những lo lắng và có thể giúp bạn nhìn nhận vấn đề của mình một cách chính xác hơn.

Chấp nhận sự trợ giúp

Một trong những khía cạnh thách thức nhất khi đương đầu với trầm cảm là cảm giác bạn phải tự mình giải quyết mọi việc. Chấp nhận sự giúp đỡ, dù là sự hỗ trợ tinh thần từ những người thân yêu hay sự trợ giúp tâm lý, đều là dấu hiệu của sức mạnh chứ không phải sự yếu đuối.

 Đừng ngần ngại tìm kiếm sự hướng dẫn của chuyên gia nếu các triệu chứng của bạn cảm thấy quá nặng nề để có thể tự mình giải quyết. Các cố vấn và nhà trị liệu giúp mọi người xử lý mạng lưới cảm xúc gắn liền với việc ly hôn và họ sẵn sàng giúp bạn tìm ra sự rõ ràng. 

Nếu các triệu chứng trầm cảm của bạn kéo dài hoặc trầm trọng hơn, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia. Sự hướng dẫn của chuyên gia có thể cung cấp cho chúng ta những công cụ không chỉ để đối phó với trầm cảm hậu ly hôn mà còn để xây dựng một cuộc sống mới, trọn vẹn.

Nguồn: Lifestance
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm