pnvnonline@phunuvietnam.vn
5 sai lầm khi khám tiền hôn nhân dễ gây hiếm muộn
Dưới đây là 5 sai lầm phổ biến về khám tiền hôn nhân mà các chuyên gia trong lĩnh vực sản phụ khoa thường gặp khi tư vấn cho các cặp đôi trong độ tuổi kết hôn.
1. Chủ quan vì nghĩ còn trẻ, khỏe mạnh thì không cần khám
Một trong những lý do thường thấy khiến nhiều bạn trẻ bỏ qua khám tiền hôn nhân là vì cho rằng "mình còn trẻ, khỏe mạnh, đâu có gì bất ổn". Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa, nhiều vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản như hội chứng buồng trứng đa nang, rối loạn rụng trứng, rối loạn nội tiết tố ở nữ hay tinh trùng yếu, tinh hoàn ẩn ở nam... thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu.

Hình ảnh bác sĩ Thành Sơn đang tư vấn cho cặp đôi đăng ký khám tiền hôn nhân
"Nhiều cặp đôi cưới xong 1-2 năm mà chưa có con mới đi khám thì phát hiện ra mình có chỉ số AMH quá thấp hoặc chồng bị tinh trùng yếu, dị dạng. Nếu được tầm soát sớm từ trước khi cưới thì việc mang thai, sinh con sau khi kết hôn sẽ thuận lợi hơn rất nhiều" bác sĩ Thành Sơn - Đại diện Phòng khám Dr Thành Sơn chia sẻ.
2. Chọn sai địa chỉ khám không chuyên về sinh sản
Khám tiền hôn nhân không đơn giản chỉ là làm các xét nghiệm hay thăm khám thông thường. Đây là một quy trình chuyên biệt liên quan đến tầm soát sức khỏe sinh sản cho cả nam và nữ. Tuy nhiên, nhiều người lại chọn khám tại các cơ sở y tế tổng quát, không chuyên sâu về sản - phụ khoa hay nam khoa, dẫn đến việc bỏ sót nhiều xét nghiệm quan trọng như nội tiết tố nữ, siêu âm nang noãn, xét nghiệm tinh dịch đồ, chụp tử cung vòi trứng…
"Khám ở nơi không có chuyên môn sâu rất dễ nhận về kết quả bình thường nhưng thực tế là đang tiềm ẩn vấn đề nghiêm trọng. Mặt khác, khi thăm khám cùng các bác sĩ chuyên khoa, các bạn cũng sẽ nhận được tư vấn chuyên sâu để hiểu rõ nguy cơ, lựa chọn được phương án phù hợp, hiệu quả nhất", bác sĩ Sơn cho biết thêm.
Việc lựa chọn địa chỉ khám có đội ngũ bác sĩ chuyên ngành tư vấn, hỗ trợ sinh sản là điều cần được cân nhắc kỹ lưỡng nếu các cặp đôi thực sự quan tâm đến hạnh phúc hôn nhân và các thế hệ tương lai của mình.

Lựa chọn địa chỉ chuyên sản phụ khoa để nhận tư vấn chuyên sâu từ bác sĩ chuyên môn
3. Chỉ một người đi khám, thường là nữ giới
Không ít cặp đôi khi quyết định đi khám tiền hôn nhân chỉ có người vợ tương lai thực hiện kiểm tra sức khỏe, trong khi người chồng cho rằng mình không cần thiết vì "không có triệu chứng gì". Thực tế, tình trạng vô sinh - hiếm muộn có thể xuất phát từ cả hai phía, trong đó tỷ lệ nguyên nhân từ nam giới chiếm đến 40%.
Nhiều trường hợp sau khi lập gia đình và gặp khó khăn trong việc có con mới phát hiện chồng bị tinh trùng yếu, tinh trùng dị dạng, thậm chí không có tinh trùng... Các nguyên nhân này điều hoàn toàn có thể phát hiện sớm nếu cả hai cùng đi khám.
Theo bác sĩ Sơn, khám tiền hôn nhân là việc nên thực hiện đồng thời ở cả hai người để đánh giá toàn diện khả năng sinh sản. Khi phát hiện vấn đề từ sớm, việc điều chỉnh lối sống, sử dụng sản phẩm hỗ trợ hoặc áp dụng các biện pháp can thiệp y khoa sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, chi phí thấp hơn rất nhiều so với điều trị muộn.
4. Không được tư vấn cá nhân hóa, hiểu sai kết quả khám
Một sai lầm khác thường gặp là nhiều bạn trẻ khám xong nhưng không được tư vấn kỹ, hoặc không hiểu hết ý nghĩa của các chỉ số trong hồ sơ thăm khám. Trong khi đó, sức khỏe sinh sản là vấn đề mang tính cá nhân cao, không thể áp dụng chung cho mọi người.

Bác sĩ Đỗ Duy Thanh (Phòng khám Dr Thành Sơn) đang giải thích chi tiết về các chỉ số, kết quả thăm khám cho khách hàng
Ví dụ: cùng một chỉ số AMH (dự trữ buồng trứng) ở mức 1.5 ng/ml, với người 30 tuổi là bình thường, nhưng với người 25 tuổi lại là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ suy giảm buồng trứng sớm. Nếu không được tư vấn cá nhân hóa, nhiều người sẽ chủ quan, dẫn đến trì hoãn việc sinh con đến khi muốn canh thả thì cơ hội dần khép lại.
Ngoài ra, việc không khai thác kỹ tiền sử bệnh lý, chu kỳ kinh nguyệt, các dấu hiệu bất thường hay lịch sử gia đình có người hiếm muộn… cũng khiến việc đánh giá và tư vấn không đầy đủ.
5. Phát hiện vấn đề nhưng không xử lý kịp thời
Sai lầm cuối cùng, nhưng lại rất phổ biến, là khám xong rồi để đấy. Một phần vì chưa lập gia đình nên chủ quan, phần khác là do tâm lý e ngại hoặc chưa có kế hoạch sinh con ngay. Tuy nhiên, nhiều bệnh lý sinh sản nếu không xử lý sớm sẽ nhanh chóng tiến triển xấu hơn theo thời gian.
Theo chia sẻ từ Phòng khám Dr Thành Sơn, đã từng có nhiều trường hợp nữ giới phát hiện nang buồng trứng kích thước nhỏ nhưng không theo dõi định kỳ, dẫn đến việc phải can thiệp phẫu thuật sau 1 năm. Hoặc người chồng có tinh trùng yếu nhưng không cải thiện lối sống hay dùng sản phẩm hỗ trợ, đến khi lập gia đình mới phát hiện tình trạng không còn khả năng sinh tinh.
Chủ động để giữ quyền làm cha mẹ trong tay mình
Khám tiền hôn nhân không chỉ là bước kiểm tra thông thường mà còn là "chốt chặn" quan trọng giúp các cặp đôi giảm thiểu nguy cơ vô sinh, hiếm muộn về sau. Việc hiểu đúng, làm đúng từ sớm sẽ giúp hành trình làm cha mẹ trở nên thuận lợi hơn, đặc biệt là trong bối cảnh tỷ lệ hiếm muộn ở Việt Nam đang có xu hướng tăng, với khoảng 7,7% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản gặp vấn đề về khả năng sinh con (theo Bộ Y tế).
"Thời điểm tốt nhất để thăm khám tiền hôn nhân là 3-6 tháng trước khi chính thức kết hôn. Hành động sớm luôn tốt hơn điều trị muộn" - bác sĩ Sơn nhấn mạnh.
Thông tin thêm:
Phòng khám Dr Thành Sơn tại Long Biên, Hà Nội là một trong những đơn vị uy tín trong lĩnh vực tư vấn, hỗ trợ sinh sản bằng phương pháp tự nhiên. Với hơn 9700+ cặp đôi đã thành công mang thai tự nhiên, nơi đây hiện là điểm đến được nhiều cặp vợ chồng trẻ tin tưởng lựa chọn trước và sau khi kết hôn.
Địa chỉ: Lô 29, Dự án 319, Phường Bồ Đề, Quận Long Biên, TP. Hà Nội
Website: https://phongkhamdrthanhson.vn/
Làm việc: Từ 08:00 - 18:00 tất cả các ngày, trừ ngày Lễ Tết.
Fanpage: https://www.facebook.com/@phongkhamdrthanhson/
Facebook Bác sĩ Thành Sơn: https://www.facebook.com/bacsithanhson.hotrosinhsanFAAhanoi