5 sự kiện tác động đến đời sống tiêu dùng năm 2019

Anh Quân
26/12/2019 - 16:40
5 sự kiện tác động đến đời sống tiêu dùng năm 2019

5 sự kiện tác động đến đời sống tiêu dùng năm 2019

Năm 2019 sắp khép lại với nhiều đổi thay trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội… Trong đó có 5 sự kiện tác động đến đời sống tiêu dùng của mỗi gia đình Việt.

1. Dịch tả lợn châu Phi hoành hành

Ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên được phát hiện tại tỉnh Hưng Yên vào tháng 2/2019. Trong 7 tháng, dịch tả đã phủ khắp 63 tỉnh, thành.

Khoảng 6 triệu con lợn, tổng trọng lượng gần 325.000 tấn đã bị tiêu hủy. Sản lượng thịt lợn cả nước giảm trên 8%. Nhiều địa phương phải chi hàng nghìn tỷ đồng để ngăn chặn dịch.

Việc thiếu hụt sản lượng đẩy giá thịt lợn tăng giá tới gần 200.000 đồng/kg.

Việc thiếu hụt sản lượng đẩy giá thịt lợn tăng tới gần 200.000 đồng/kg.

Việt Nam phải nhập khẩu gần 100.000 tấn thịt lợn, tăng hơn 101% về lượng và tăng gần 95% về trị giá. Việc thiếu hụt sản lượng đẩy giá thịt lợn tăng giá tới gần 200.000 đồng/kg. Các mặt hàng thực phẩm khác tăng giá theo thịt lợn, gây ảnh hưởng đến chi tiêu của nhiều gia đình.

2. Việt Nam – EU ký Hiệp định thương mại tự do

Ngày 30/6, tại Hà Nội, Việt Nam và EU ký Hiệp định thương mại tự do (EVFTA). EVFTA mở ra cơ hội lớn cho thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU.

Với cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới hơn 99% EVFTA mang đến cơ hội gia tăng xuất khẩu cho hàng hóa Việt Nam. Đó là các mặt hàng có lợi thế như dệt may, da giày, nông thủy sản, đồ gỗ…

Việt Nam và EU ký Hiệp định thương mại tự do (EVFTA). EVFTA mở ra cơ hội lớn cho thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU.

Hiệp định thương mại tự do mở ra cơ hội lớn cho thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU.

Song song đó, Hiệp định IPA gồm các quy định hiện đại về bảo hộ đầu tư và sẽ thay thế các hiệp định đầu tư song phương mà 21 nước thành viên EU đã ký với Việt Nam. Hiệp định này khi có hiệu lực sẽ tạo ra khung pháp lý mới đảm bảo ngăn ngừa xung đột về lợi ích cũng như tăng cường minh bạch.

Những hiệp định này mang đến nhiều thay đổi tích cực trong thương mại, đầu tư, cạnh tranh công bằng về giá cả, dịch vụ…

3. Thị trường vàng dậy sóng

Năm 2019 đánh dấu thời kỳ phi mã của vàng. Từ đầu năm đến nay, giá vàng tăng hơn 15%, tốc độ tăng mạnh nhất kể từ năm 2010.

Giá vàng tăng mạnh chủ yếu nhờ lực đỡ từ quyết định hạ lãi suất của Fed và cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc. Các chuyên gia kinh tế dự báo giá vàng còn tăng lên bởi bất ổn còn khắp nơi.

Năm 2019 đánh dấu thời kỳ phi mã của vàng

Năm 2019 đánh dấu thời kỳ phi mã của vàng

Thị trường vàng dậy sóng tác động không chỉ tới giới đầu tư mà cả đời sống, tiêu dùng tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

4. Mập mờ xuất xứ hàng hóa

Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không minh bạch xuất xứ là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội. Hệ lụy tiêu cực mang lại là những ảnh hưởng đến sức khỏe, tài chính của người tiêu dùng. Năm 2019, người tiêu dùng không ít lần hoang mang khi hàng loạt vụ việc của các thương hiệu thời trang, điện máy lớn bị phanh phui.

Một số vụ việc tiêu biểu như: Thương hiệu Asanzo bị nghi ngờ liên quan đến việc giả mạo xuất xứ, vi phạm bảo hộ nhãn hiệu công nghiệp. Thương hiệu này còn bị cáo buộc "lừa dối người tiêu dùng", sử dụng danh xưng "hàng Việt Nam chất lượng cao"... Qua kiểm tra các sản phẩm tivi, điều hòa nhiệt độ, máy xay sinh tố... cho thấy Asanzo không tự sản xuất mà chủ yếu nhập linh kiện từ các doanh nghiệp trong nước rồi lắp ráp thủ công để tạo thành hàng hóa hoàn chỉnh, bán ra thị trường.

Tiếp đó, thương hiệu thời trang Seven.Am bị nghi ngờ là hàng Trung Quốc đội lốt vì không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Lực lượng chức năng đã tạm giữ hơn 9.000 sản phẩm của thương hiệu này để điều tra, làm rõ.

Những tháng cuối năm, Cục Quản lý thị trường Hà Nội (Đội số 17) đã kiểm tra và phát hiện công nhân đang thực hiện việc cắt tem nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài và đính thay bằng nhãn NEM, IFU trên các sản phẩm quần áo.


Nniềm tin của người tiêu dùng vào các thương hiệu Việt bị suy giảm

Niềm tin của người tiêu dùng vào các thương hiệu Việt bị suy giảm

Từ những vụ việc trên, niềm tin của người tiêu dùng cũng bị suy giảm, ảnh hưởng đến uy tín của các nhà sản xuất chân chính.

5. Lan tỏa phong trào tiêu dùng xanh, bảo vệ môi trường

Điểm sáng trong bức tranh tiêu dùng năm nay, đó là sức lan tỏa của phong trào tiêu dùng xanh, bảo vệ môi trường. Năm 2019 là năm bùng nổ, phát triển các của phong trào sống xanh trên thế giới và Việt Nam nhanh chóng bắt nhịp.

Tiêu dùng xanh đang dần thành một xu thế. Nhận thức của người tiêu dùng về tiêu dùng xanh, sản phẩm xanh cũng đã được nâng cao.

Năm 2019 là năm bùng nổ, phát triển các của phong trào sống xanh trên thế giới và Việt Nam nhanh chóng bắt nhịp.

Năm 2019 là năm bùng nổ, phát triển các của phong trào tiêu dùng xanh tại Việt Nam

Các cơ quan nhà nước, đơn vị kinh doanh vào cuộc, thực hiện theo xu hướng xanh. Một số cách làm hiệu quả: loại bỏ, thay thế ống hút nhựa. Hạn chế sử dụng các loại nước đóng chai có bao bì khó phân hủy. Sử dụng túi giấy thay vì sử dụng túi nylon… Nhiều siêu thị lớn trên cả nước cũng chung tay, nỗ lực giảm thiểu việc sử dụng túi nylon, rác thải nhựa; sử dụng, phân phối các sản phẩm bao bì thân thiện môi trường… Xu hướng tiêu dùng xanh cũng kéo theo sự nở rộ của các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch nhằm đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm sạch, nguồn gốc rõ ràng của người dân.

Chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 của Việt Nam được cụ thể hóa nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Trong đó, các mục tiêu tập trung bao gồm: Xanh hóa sản xuất; Giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên đơn vị GDP và tăng tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo; Xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững. Những giải pháp thúc đẩy tiêu dùng xanh cũng sẽ được phát triển trong những năm tiếp theo.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm