Redbook thống kê những câu cha mẹ không nên nói với con:
1. Cha/mẹ làm tất cả vì con
“Thứ nhất, điều này không đúng. Thứ hai, một trong những điều gây tổn thương trẻ là sự đánh đổi cuộc sống của cha mẹ. Cuối cùng, điều này khiến trẻ không thể bày tỏ nỗi đau hay giận dữ. Chúng nghĩ: 'Nếu cha mẹ hy sinh và làm mọi thứ vì mình thì sao mình lại có thể giận dữ với họ? Vấn đề là ở mình”, Tiến sĩ Brad M.Reedy, tác giả cuốn The Journey of the Heroic Parent nói.
Không nên đưa ra một lời khen cho con mà ngay sau đó là từ 'nhưng' |
2. Con đã làm tốt bài kiểm tra nhưng sao không luôn phát huy điều đó
“Khi đưa ra một lời khen trước và ngay lập tức theo sau là chữ ‘nhưng’ khiến câu nói tập trung vào sự tiêu cực thay vì tính cực. Tất cả sức mạnh, lòng tự trọng và động lực có được từ lời khen biến mất ngay sau khi từ ‘nhưng’ được thốt ra”, nhà tâm lý Adelle Cadieux tại Helen DeVos Children's Hospital giải thích.
3. Việc này tốt nhưng việc kia con làm tốt hơn
Mỗi phụ huynh đều muốn tin con của mình là thiên tài trong mọi việc và có những kỳ vọng cao về học tập của con khi nghĩ điều đó có thể giúp chúng phấn đấu hơn. Song đặt nặng vấn đề điểm số và thành tích sẽ phản tác dụng, khiến trẻ học tệ hơn ở trường, đó là nghiên cứu được công bố trên tạp chí Personality and Social Psychology
4. Con làm cha/mẹ phát điên
“Dù có việc gì xảy ra, điều đầu tiên cha mẹ cần làm là giữ bình tĩnh. Khi tức giận hay thất vọng thường nói ra những điều sau đó bản thân thấy hối tiếc. Việc giữ bình tĩnh giúp cha mẹ làm gương cho trẻ thấy cha mẹ muốn trẻ cư xử ra sao. Điều này đặc biệt đúng với những phụ huynh có xu hướng dễ khó chịu" nhà tâm lý học lâm sàng Timothy Gunn giải thích.
5. Đừng ăn thứ đó nếu không con sẽ béo ra
Khi nói với trẻ về chế độ ăn uống khỏe mạnh và khoa học, rõ ràng nên tập trung vào những lợi ích và hương vị của thực phẩm chứ không phải nhận xét tiêu cực về cân nặng của trẻ. Bình luận về cân nặng của trẻ chỉ khiến trẻ lo lắng và tự ti về bản thân, theo nghiên cứu được đăng tải trên Eating and Weight Disorders
Gọi con là đứa trẻ mập là gây tổn thương và không giúp gì cho việc hướng dẫn con giảm cân |
6. Con đang béo đấy
“Những thay đổi về dinh dưỡng có thể giúp ích cho những trẻ em bị thừa cân hay béo phì. Nhưng việc gọi con là đứa trẻ mập gây tổn thương và không giúp gì cho việc hướng dẫn trẻ giảm cân như thế nào", nhà tâm lý học Kimber Shelton nói.
7. Ăn đậu Hà Lan tốt cho con đấy
Các nhà nghiên cứu tại ĐH Chicago (Mỹ) cho biết, việc nói với trẻ một thực phẩm tốt thế nào sẽ phản tác dụng. Thay vì tập trung vào dinh dưỡng, trẻ em cho rằng bất cứ thực phẩm tốt nào sẽ có mùi vị khó chịu và từ chối ăn. Muốn con không từ chối món bông cải xanh? Hãy nói với con mùi vị của nó ngon như thế nào và thú vị ra sao khi ăn.
8. Cha/mẹ đang rất béo và cần giảm cân
“Vào một ngày xấu trời, bạn có thể nhận thấy cơ thể xấu xí vì tăng cân, nhưng trong mắt của con, bạn vẫn là người đẹp nhất, tuyệt nhất và chúng muốn khi lớn sẽ giống bạn. Vì vậy, khi bạn phê bình cơ thể của mình, điều đó không chỉ là bạn đang nói xấu người con yêu, mà bạn còn đang dạy trẻ cảm thấy điều tương tự về bản thân mình”, các nhà nghiên cứu tại ĐH Notre Dame (Mỹ) cho biết.
9. Cha/mẹ từng hút thuốc, uống say khi còn nhỏ
“Nói rằng bạn từng hút thuốc khi còn bé là xác nhận việc hút thuốc với riêng con của bạn. Thậm chí trẻ không phản đối bạn. Trẻ nói: "Và giờ cha/mẹ ổn" thì đó có lẽ là những gì trẻ nghĩ. Trẻ sẽ noi gương hành vi của bạn nếu bạn không giải thích đủ để cho trẻ hiểu tại sao hút thuốc có hại và không cho phép trẻ ngấm ngầm hút bởi vì bạn đã từng làm thế.
10. Con nín ngay
Để trẻ khóc và biểu lộ những cảm xúc, nỗi thất vọng là điều quan trọng. Trẻ cần biết đó là điều bình thường để cảm thấy vui, buồn, cáu giận hay bất cứ điều gì. Ngoài ra, cha mẹ không bao giờ bắt một người lớn ngừng khóc, vậy tại sao lại nói điều đó với trẻ? Richard Peterson, Phó Chủ tịch Kiddie Academy (Mỹ) khuyên các bậc cha mẹ.
Một việc có thể không phải lớn với bạn nhưng là vấn đề lớn với trẻ. Không nên nói điều khiến con buồn bã. |
11. Đó chẳng phải vấn đề gì lớn cả
“Việc gì đó không phải lớn với bạn nhưng nó có thể là vấn đề lớn với trẻ. Nói với con rằng việc đó không quan trọng và khiến con xấu hổ thì sau đó trẻ không chỉ khó chịu mà còn buồn bã về những khó chịu không biết nói ra thế nào. Những câu nói kiểu này không bao giờ giúp được bất cứ ai dù là trẻ nhỏ hay người lớn có thể cảm thấy bình tĩnh và tốt hơn“, Tiến sĩ Rebecca Schrag Hershberg tại Ramapo for Children and Founder of Little House Calls khẳng định.
12. Con bình tĩnh
"Nếu trẻ muốn, chúng có thể làm. Bạn có thể không bao giờ chịu đựng nổi hết cơn giận dỗi của trẻ. Thay vào đó, điều tốt nhất là bạn tự trấn tĩnh, đừng khó chịu và hãy nhẫn nại khi lắng nghe những cảm xúc của trẻ", chuyên gia Denise Daniels nói.
13. Con có sao đâu
“Điều bạn xem là nhỏ như một vết xước, một cái bút chì bị gãy, một món đồ chơi bị mất lại thực sự là vấn đề lớn với con bạn. Bạn dễ bực mình và gạt bỏ điều đó đi. Nhưng bạn nên xem đó là vấn đề quan trọng”, Denise Daniels nói.
14. Con quá lười biếng
“Trẻ không lười biếng. Thường có một nguyên nhân sâu xa khi trẻ không thể thực hiện những gì được yêu cầu làm. Với cách nói này, cha mẹ đã công kích lòng tự trọng và giá trị của trẻ. Và hãy đối mặt với hiện thực rằng không ai trong chúng có động lực làm việc tốt hơn khi bị gọi là lười biếng", nhà tâm lý học Stacy Haynes nói.
Không trẻ nào có động lực làm việc tốt hơn khi bị cha mẹ gọi là lười biếng |
15. Nhanh lên con
“Đây là câu nói phổ biến ở hầu hết các gia đình nhưng thường chẳng khiến bất kỳ điều gì được thực hiện nhanh hơn ngoại trừ việc khiến trẻ thêm căng thẳng", nhà tâm lý học Ariel Kornblum nói.
16. Tại sao cha/mẹ cứ phải nhắc con mọi thứ cả 100 lần
“Nếu bạn phải liên tục lặp đi lặp lại lời nói của mình vậy thì bạn cần xem lại cách truyền đạt. Quở trách không có tác dụng, trẻ nghe rất chọn lọc và chúng sẽ để ngoài tai lời bạn. Thay vào đó, cố hỏi những câu hỏi mở để biết được nguyên nhân chuyện gì đang diễn ra”, Denise Daniels nói.
17. Các chàng trai/ các cô gái không được sợ hãi
“Tất cả trẻ em sợ hãi, bất kể tuổi nào. Nói câu này khiến trẻ thấy cảm xúc bị bỏ qua và trẻ không được lắng nghe”, Denise Daniels nói.