Redbook thống kê những câu cha mẹ không nên nói với con:
35. Cha mẹ ước gì con có thể giống bạn (A, B, C)
“Mỗi đứa trẻ đều có điểm mạnh và thách thức của riêng mình. Trẻ không nên bị so sánh với trẻ khác bởi sự khác biệt ấy là một phần của con người”, nhà tâm lý học Ariel Kornblum nói
Cha mẹ không nên so sánh con với những trẻ khác bởi mỗi đứa trẻ có một điểm mạnh riêng |
36. Sao con không giống như anh, chị em con
“Điều này nói ra không tốt cho các thành viên trong gia đình bạn và trẻ sẽ bị anh, chị em mình xa lánh. Cha mẹ cần nhận thức và nhìn nhận mỗi đứa trẻ là thành viên khác nhau trong gia đình, ngay cả khi chúng lớn lên trong cùng một mái nhà”, Poncher nói
37. Điều đó không tốt lắm
“Khi trẻ nghe được điều gì đó mình làm không tốt thì điều trẻ nghĩ lại là "bản thân không đủ tốt", theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Family Issues. Bạn có thể nghĩ rằng nói vậy là bạn đang thiết lập tiêu chuẩn cao cho con mình, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng nó chỉ khiến trẻ cảm thấy không hài lòng khi không thể làm tốt việc.
38. Con là công chúa bé nhỏ hoàn hảo của cha/mẹ
Thiết lập một kỳ vọng về sự hoàn hảo, ngay cả khi bạn không cho đó là vấn đề nghiêm túc khi nói vậy nhưng có thể hại tới lòng tự trọng của trẻ, khiến trẻ ít khả năng chấp nhận rủi ro và thử nghiệm những điều mới mẻ vì sợ thất bại, theo một nghiên cứu được công bố trên Psychological Science.
39. Con thật thông minh
Trên thực tế điều này giống như là khen ngợi con của bạn, nhưng khi lạm dụng và sử dụng suốt sẽ khiến trẻ cho rằng chúng có một món quà tự nhiên tách biệt với làm việc chăm chỉ. Một số trẻ sẽ bắt đầu né tránh những tình huống trẻ không chắc thành công bởi chúng lo lắng không còn được công nhận là thông minh nữa. Thông điệp thay thế tốt hơn là khuyến khích trẻ: “Con đã làm rất chăm chỉ và hiểu được việc đó” hoặc "Cha/mẹ biết con có thể làm điều đó nếu tiếp tục cố gắng", Gunn nói.
Không nên lạm dụng câu 'Làm tốt lắm' với con ngay cả khi trẻ làm những việc bình thường |
40. Con có cách làm tốt hơn bạn kia
“Trẻ tin điều cha mẹ nói với chúng rằng chúng đặc biệt hơn những người khác. Điều đó có thể không tốt cho trẻ và xã hội”, nhà tâm lý học Brad Bushman nói.
41. Làm tốt lắm
“Đây là câu nói cha mẹ thường lạm dụng và nói ngay cả khi trẻ làm những việc bình thường. Điều này khiến việc trẻ làm mất đi ý nghĩa và khiến trẻ trở nên phụ thuộc vào lời khẳng định của cha mẹ. Quan trọng, nhấn mạnh điều trẻ sẽ làm để xây dựng sự tự trọng của trẻ hơn là lặp đi lặp lại những cụm từ trống rỗng ‘Làm tốt lắm’ nhiều lần", Sarah Baldwin, tác giả cuốn Nurturing Children and Families nói.
42. Cha/mẹ không bao giờ có thể nói ‘không’ với con
"Không có những nguyên tắc có thể giống như giấc mơ của trẻ, nhưng trẻ cần vài giới hạn để học hỏi và trưởng thành. Nói 'không' với trẻ đôi khi thật khó nhưng sự dễ dãi của cha mẹ có xu hướng tạo ra những đứa trẻ thiếu tự chủ, ngại phiêu lưu", theo các nhà nghiên cứu tại ĐH New Hampshire.
43. Trò điện tử đó con đang chơi sai rồi
Những phụ huynh cố gắng kiểm soát con chơi như thế nào, ngay cả khi họ chỉ đang cố để giúp con, cũng làm giảm lòng tự trọng và sự học hỏi của con.
Phụ huynh không nên việc gì cũng giúp con, bởi hiểu giữa muốn và cần là một trong những kỹ năng quan trọng cần phải học của trẻ |
44. Để cha/mẹ giúp con làm việc đó
“Hiểu giữa muốn và cần là một trong những kỹ năng quan trọng cần phải học của trẻ nhỏ. Khi cha mẹ ‘chặn trước’ nhu cầu của trẻ với câu nói này, trẻ mất đi cơ hội được học và tập yêu cầu sự giúp đỡ", Kornblum nói.
45. Con có chắc mình có thể làm được việc đó?
Cha mẹ quan tâm quá mức có thể là cố gắng giữ cho con được an toàn không gặp bất trắc gì. Nhưng liên tục bình luận những lựa chọn của trẻ, bạn đang ngụ ý rằng bạn không nghĩ con đủ thông minh hay khả năng để thử làm những điều mới mẻ, theo nghiên cứu của ĐH Granada.
46. Con không thể làm được việc đó
“Khi cha mẹ nói với con không thể làm điều gì đó, họ không tin tưởng con hoặc nghĩ trẻ không làm tốt như những trẻ khác. Nhưng mỗi đứa trẻ cần được biết cha mẹ yêu chúng và tin tưởng chúng. Cha mẹ nên nhìn vào những điều con có thể làm chứ không phải những điều con không thể", Haynes nói.
47. Con thật ngu ngốc
“Khi cha mẹ gọi con mình bằng những từ xúc phạm vào những lúc con thất vọng, con có xu hướng không nghe những câu nói khác mà chỉ nhớ lời phụ huynh đã xúc phạm trẻ. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến tâm trạng, lòng tự trọng, sự tự tin của con mà còn làm giảm sự gắn kết giữa cha mẹ và con, khiến trẻ không muốn làm điều cha mẹ muốn", tâm lý gia Brittany N. Barber Garcia tại Helen DeVos Children's Hospital.
Hãy cân nhắc việc nói lời nói dối vô hại lúc trò chuyện với con nếu không trẻ dễ mất niềm tin ở cha mẹ |
48. Cha/mẹ ghét môn toán nên đã không bao giờ giỏi môn này
“Chúng ta thường không nghĩ tới thái độ của mình quan trọng như thế nào tới việc xác định thành tích học tập của con. Chúng tôi thấy rằng nếu cha mẹ nói: 'Cha/mẹ không thích môn toán' hay 'Môn học này khiến cha/mẹ lo lắng', trẻ sẽ nghĩ về những câu nói này và ảnh hưởng tới thành tích của mình", giáo sư tâm lý học Sian Beilock.
49. Cha/mẹ không biết ai ăn kẹo của con
“Khi nói tới sự châm biếm hay lời nói dối vô hại, trẻ không nhận ra lúc trò chuyện thì hoặc gây ra hiểu lầm hoặc làm cho trẻ mất niềm tin vào bạn”, theo nghiên cứu được thực hiện bởi Association for Psychological Science.
50. Cha/mẹ đâu có khóc, mọi thứ vẫn ổn con à
Bạn có thể nghĩ cách giả bộ vui vẻ khi không phải vậy có thể bảo vệ hạnh phúc của con. Nhưng trẻ có thể nhận ra "mặt nạ" đó và chúng lo lắng. Giấu trẻ những cảm xúc tiêu cực và giả bộ vui vẻ không chỉ khiến bạn cảm thấy tệ hơn mà còn tổn thương mối quan hệ của bạn và con. Bạn không cần cho con biết tất cả mọi điều nhưng hãy cho con thấy cảm xúc thật của bạn, trẻ sẽ cảm thấy ổn với điều đó, theo nghiên cứu được công bố trên Personality and Social Psychology Bulletin.