50% doanh nghiệp trốn đóng BHXH cho người lao động

10/05/2017 - 16:51
Cả nước có khoảng gần 500.000 doanh nghiệp có trong dữ liệu của cơ quan quản lý thuế, nhưng chỉ có 235.000 doanh nghiệp tham gia BHXH. Như vậy có hơn 50% doanh nghiệp trốn đóng BHXH cho người lao động.

 

xtron-dong-bhxh.jpg.pagespeed.ic.tOzznSODOk.jpg
 Cán bộ BHXH tỉnh Vĩnh Phúc rà soát, kiểm tra hồ sơ BHXH trên địa bàn

Tại buổi tọa đàm “Gỡ vướng trong khởi kiện trốn đóng bảo hiểm xã hội”, do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức mới đây, ông Đào Việt Ánh, Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cho biết: số doanh nghiệp tham gia BHXH là trên 235.000 doanh nghiệp, trong khi đó dữ liệu do cơ quan thuế quản lý khoảng gần 500.000 doanh nghiệp, như vậy gần 50% doanh nghiệp hiện nay chưa tham gia BHXH, có thể gọi là trốn đóng BHXH. 

Về nợ đóng BHXH, đến cuối năm 2016 số nợ BHXH có giảm khoảng 7.500 tỷ đồng bằng khoảng 3,3% số phải thu. Quý 1/2017, tình hình số nợ tăng thêm gần bằng 4,5% số phải thu, bằng gần 14.000 tỷ đồng, tăng hơn so với 2016.

Theo thống kê của BHXH Việt Nam, nợ đọng BHXH tập trung chủ yếu là ở khối cơ quan ngoài quốc doanh. Riêng quý I/2017, có nhiều doanh nghiệp phải tham gia, nợ BHXH tương đối dài. Đơn cử như Công ty CP xe khách Phương Trang (TP HCM) nợ 28 tỷ đồng, Cty TNHH Nam Phương (TP HCM) nợ hơn 20 tỷ đồng, Công ty CP Lilama 3 (Hà Nội) nợ hơn 25 tỷ đồng…

Trong số nợ đóng BHXH có 1.400 tỷ đồng là nợ BHXH kéo dài nhiều năm, nhiều khả năng bị “mất trắng” do doanh nghiệp thực sự khó khăn, không có khả năng đóng hoặc đã phá sản, hoặc chủ doanh nghiệp đã bỏ trốn. Điều này gây ảnh hưởng đến quyền lợi của hơn 1.900 lao động tham gia BHXH.

xbhxh.jpg.pagespeed.ic.CRHI8cuo3n.jpg
 Có 1.400 tỷ đồng trốn đóng BHXH có nguy cơ "mất trắng", ảnh hưởng quyền lợi của gần 2.000 người lao động (ảnh minh họa)


Về vấn đề này, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về cấc vấn đề xã hội của Quốc hội, cho rằng: Số nợ đọng 1.400 tỷ đồng nói trên có giữ lại, chỉ làm tỷ lệ nợ đọng BHXH cao lên mà không có khả năng thu hồi vì doanh nghiệp đã phá sản, giải thể, chủ doanh nghiệp đã bỏ trốn.

Nếu không xử lý vấn đề này, hàng trăm nghìn người lao động lại không được xử lý quyền lợi khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… “Xuất phát từ tình hình đó, khi làm Luật BHXH, khoản 7 điều 10, chúng tôi đã ghi Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Chính phủ các trường hợp tồn đọng như thế này, với mục tiêu giải quyết quyền lợi cho người lao động”, ông Lợi khẳng định.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm