6 điều cha mẹ nên làm để giúp con vượt qua giai đoạn "nổi loạn"

Hiểu Đan
15/11/2022 - 13:28
6 điều cha mẹ nên làm để giúp con vượt qua giai đoạn "nổi loạn"

Ảnh minh họa

Khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, hãy "thuộc nằm lòng" 6 điều sau đây để giai đoạn khó khăn của con trôi qua suôn sẻ.

Trẻ em bước vào tuổi dậy thì thường nổi loạn, nóng nảy, thiếu kỷ luật. Trong đó, vấn đề lớn nhất giữa trẻ và cha mẹ là khó khăn trong giao tiếp. Đa phần phụ huynh than vãn và chỉ trích con cái. Tuy nhiên, vấn đề thực sự đằng sau sự ương bướng của lứa tuổi này liệu cha mẹ đã thực sự hiểu? 

Trên thực tế, đằng sau mỗi đứa trẻ nổi loạn tuổi dậy thì là một người cha người mẹ bỏ bê cảm xúc.

Đằng sau một đứa trẻ nổi loạn tuổi dậy thì là một bậc cha mẹ quên làm điều này - Ảnh 1.

Một người mẹ mới đây than thở trên một diễn đàn dành cho phụ huynh: "Kể từ khi con gái  bước vào tuổi dậy thì, tôi và con không thể giao tiếp bình thường. Mỗi khi tôi hỏi "bài tập về nhà đã hoàn thành chưa", con bé nói một cách bất cần: "Con không viết, mẹ hỏi để viết cho con à" khiến tôi vô cùng bất lực".

Một đêm nọ, bạn bè chị vì làm thêm giờ cảm thấy đói bụng, cùng nhau vào trong phòng khách ăn chút hoa quả. Không ngờ con gái đang làm bài tập về nhà bị làm phiền liền hét lớn với mẹ: "Nửa đêm cũng không để người ta yên". Người mẹ cho rằng con gái không tôn trọng người khác, hai người vì vậy mà xảy ra tranh cãi kịch liệt.

Bà mẹ này thắc mắc, không hiểu tại sao con gái bước vào tuổi dậy thì có vẻ đặc biệt nóng nảy, thậm chí chống đối lại cha mẹ, có đứa còn bỏ nhà đi,... Thái độ nổi loạn kỳ lạ này nhiều người chỉ ra nguyên nhân là do sự phát triển và thay đổi tâm sinh lý nhưng đằng sau hành vi này, rất ít phụ huynh nhìn lại việc liệu phương pháp giáo dục của họ có phù hợp hay không.

Trẻ em tuổi dậy thì mong muốn được tôn trọng

Phải biết rằng với trẻ em bước vào tuổi dậy thì, sự thay đổi trên cơ thể không chỉ là tuổi tác, phương diện tâm lý cũng đặc biệt xáo trộn. Trẻ mong muốn được tôn trọng, khao khát tự do, nhưng nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng con đang học đòi làm người lớn hay lo sợ yêu sớm ảnh hưởng đến thành tích học tập.

Vì vậy họ luôn luôn lấy quyền làm cha mẹ cùng luận điệu "vì lợi ích của con" và không ngừng can thiệp sâu vào cuộc sống riêng tư của đứa trẻ. Hành động này vừa khiến trẻ áp lực vì bị giam cầm, đồng thời gián tiếp thổi bùng khao khát tự do của trẻ. Mối quan hệ cha mẹ - con cái vì vậy cũng xấu đi.

Làm thế nào cha mẹ nên giao tiếp khi trẻ bước vào tuổi dậy thì? Hãy nhớ rằng 6 cách sau đây tốt hơn so với cấm đoán:

1. Không chủ động đưa ra lời khuyên trừ khi đứa trẻ cần tư vấn

Đứa trẻ: "Mẹ ơi, hôm nay con mất cuốn sách mượn của bạn cùng lớp".

Giao tiếp sai lầm: "Con nhìn đi, mẹ đã nói từ lâu, không phải là đồ đạc của riêng mình không chạm vào nhưng không chịu lắng nghe. Bây giờ tốt rồi, con tự kiếm tiền mà mua đền cho bạn, mẹ sẽ không can thiệp vào".

Giao tiếp đúng cách: "Thật đáng tiếc, bạn cùng lớp của con có buồn không? Con có ngại với bạn không? Bây giờ con định làm gì? Có cần mẹ giúp không?".

Cùng một vấn đề nhưng giao tiếp theo những cách khác nhau sẽ thấy rằng hiệu quả là hoàn toàn khác nhau. Một số nhà tâm lý học từng nói rằng "một đứa trẻ tuổi teen có xu hướng đặc biệt tức giận với lời khuyên và sự chú ý không mong muốn".

Vì vậy, đối với trẻ em vị thành niên, chúng ta không nên chủ động dạy bảo kiểu "giáo điều", càng không dễ dàng chỉ trích hành vi của chúng, cố gắng đứng ở góc độ hiểu biết về con để tâm sự như những người bạn. Lúc này bạn sẽ thấy rằng khoảng cách giữa cha mẹ và con cái được gắn kết hiệu quả.

2. Về thẩm mỹ: Tôn trọng sở thích của trẻ

Đứa trẻ: "Con không thích cắt tóc ngắn, quá xấu xí".

Giao tiếp sai lầm: "Học sinh nên cắt tóc ngắn. Con đang đi học, đẹp xấu có quan trọng bằng tiện lợi không?".

Giao tiếp chính xác: "Ai da, hóa ra con gái mẹ đã trưởng thành, biết phân biệt xấu đẹp. Nhưng nếu để tóc dài mùa hè sẽ rất nóng và khó chịu, cắt hay không mẹ sẽ để con lựa chọn nhé".

Trẻ em bước vào tuổi dậy thì thường bắt đầu chú ý đến hình ảnh và ăn mặc, đối với kiểu tóc và quần áo có tiêu chuẩn thẩm mỹ riêng của mình. Phương pháp giao tiếp tốt nằm trong sự tương tác thân thiện với trẻ, khi mối quan hệ trở nên tồi tệ và không thể giao tiếp, bạn có thể thay đổi, hạ thấp các tiêu chuẩn của mình, học cách tôn trọng thẩm mỹ của con. Cần hiểu rằng con muốn thể hiện cá tính, suy nghĩ, thẩm mỹ của mình. Nếu từ từ nhìn lại, có thể bạn sẽ thấy thẩm mỹ của con không đến nỗi tệ như bạn tưởng.

3. Chia sẻ, hỏi han thay vì cằn nhằn

Đứa trẻ: "Con đã trưởng thành, mẹ đừng lúc nào cũng cằn nhằn không ngừng được không?"

Giao tiếp sai lầm: "Con đang nói chuyện với ai thế? Tưởng đủ lông đủ cánh nên muốn bay đi sớm sao? Có giỏi thì tự đi làm nuôi bản thân đi".

Giao tiếp đúng cách: "Ồ, mẹ thực sự xin lỗi. Đề xuất của con rất tốt, mẹ sẽ chú ý hơn cách nói chuyện, con cũng cần lắng nghe và thay đổi nếu cần thiết nhé".

Một số nhà khoa học về não đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, các tế bào thần kinh trong não sẽ tăng lên nhanh chóng, và mối liên hệ giữa các tế bào thần kinh cũng sẽ được tăng cường, khả năng nhận thức của trẻ vị thành niên sẽ được cải thiện đáng kể. Nhưng cũng bởi vì vỏ não trước trán của trẻ vị thành niên phát triển không đầy đủ, điều này cũng dẫn đến trẻ khó kiểm soát cảm xúc, khi đối mặt với các trường hợp khẩn cấp thường biểu hiện tương đối khó chịu và cáu kỉnh.

Đằng sau một đứa trẻ nổi loạn tuổi dậy thì là một bậc cha mẹ quên làm điều này - Ảnh 2.

Nếu bố mẹ muốn đồng hành để con trưởng thành, không bị lúng túng thì phải hiểu và biết chia sẻ. Nếu phụ huynh quá áp đặt, không cho con làm những điều mình thích sẽ khiến con khó chịu, dẫn tới những xung đột với bố mẹ.

4. Không hỏi đến cùng, cho trẻ không gian

Đứa trẻ: "Tại sao bố mẹ luôn luôn di chuyển và tự ý xem đồ dùng cá nhân của con?".

Giao tiếp sai lầm: "Mẹ là mẹ của con, không phải là người ngoài, tại sao không thể đụng vào nó?".

Giao tiếp đúng cách: "Xin lỗi, mẹ đã sai, để bù đắp cho hành động này, mẹ sẵn sàng chia sẻ một bí mật của tuổi dậy thì của mình, con đừng nói cho ai biết nhé".

Một đứa trẻ tuổi teen, trong khía cạnh tâm lý thường bắt đầu có "bí mật nhỏ" của riêng mình, nhưng một số cha mẹ luôn luôn cảm thấy rằng đứa trẻ phải lắng nghe, chia sẻ mọi điều với người lớn. Trên thực tế, nếu muốn nói trẻ sẽ tự nói mà không cần cha mẹ truy vấn. Nếu chúng ta luôn luôn ép buộc, đứa trẻ sẽ hoàn toàn "phong tỏa" trái tim, đóng cửa giao tiếp. Cha mẹ có thể cố gắng tham gia những hoạt động yêu thích của con, thảo luận về các chủ đề liên quan để xây dựng cầu nối với con cái.

5. Không can thiệp thô bạo vào việc kết bạn của trẻ

Đứa trẻ: "Con muốn chơi bóng rổ với các bạn cùng lớp vào buổi chiều"

Giao tiếp sai lầm: "Chơi cái gì mà chơi, suốt ngày đi theo đám bạn không ra gì, chỉ biết chơi không biết học".

Giao tiếp chính xác: "Con yêu, con có thích chơi với các bạn cùng lớp ab không? Mẹ nghĩ rằng nếu con mời các bạn đến nhà để chơi và học tập với nhau sẽ tốt hơn".

Sau khi đứa trẻ bước vào tuổi dậy thì, vị trí của bạn bè vô cùng quan trọng. Là cha mẹ, chúng ta phải nhận ra rằng "nếu không thể ngăn chặn, chúng ta nên thâm nhập vào nhóm bạn bè của trẻ", có thể mời bạn bè thường xuyên đến nhà để chơi, sau đó cố gắng tìm cơ hội để tham gia vào chủ đề của chúng.

6. Trẻ yêu sớm: Đồng hành tốt hơn rao giảng

Đứa trẻ: "Con chỉ trò chuyện với bạn nam một vài câu, sao mẹ lại hét lên".

Giao tiếp sai lầm: "Không có việc gì thì lo học tập chăm chỉ, mới tí tuổi đã nam nữ yêu đương, nhìn là biết không có tương lai".

Giao tiếp đúng cách: "Hãy nhớ rằng khi mẹ ở tuổi dậy thì cũng thích một cậu bé trong lớp, sau đó mỗi ngày sẽ tìm kiếm một chủ đề để giao tiếp, con có muốn nghe câu chuyện tuổi dậy thì của mẹ không?".

Giã từ tuổi thiếu nhi để bước vào tuổi vị thành niên, đó là lúc cơ thể bắt đầu có những xung năng sinh lý do ảnh hưởng của các hormon sinh dục (tín hiệu từ bên trong) và những tác động từ bên ngoài như phim ảnh, âm nhạc, sách báo, giáo dục gia đình (tín hiệu từ bên ngoài). Vì vậy, các em trai, em gái tuổi vị thành niên đều có thể có những biểu hiện của sự "bừng tỉnh" giới tính rất đặc trưng.

Hãy thừa nhận một sự thực rằng chính chúng ta, những người làm cha làm mẹ, ở lứa tuổi đó cũng có những "dao động" tương tự. Chúng ta cũng từng có những hoang mang, đôi lúc thấy mình lạc lối, và cần nhất lúc đó chính là một người ngồi ngang hàng, yên lặng lắng nghe mình chứ không phải là những lời sáo rỗng giáo điều hay rao giảng về đạo đức.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm