7 cách ăn trái cây có thể gây béo phì, gan nhiễm mỡ

THÙY LINH (DỊCH TỪ EPOCHTIMES) 
25/07/2022 - 14:20
Những sai lầm phổ biến khi ăn trái cây có thể mang đến nhiều tác hại cho sức khỏe của bạn.

Trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất và hợp chất phytochemical. Các chất dinh dưỡng này rất hữu ích đối với sức khỏe con người, góp phần chống ung thư, chống viêm và tăng cường miễn dịch.

Tuy nhiên, muốn trái cây phát huy tác dụng, bạn cần ăn quả này đúng cách. Dưới đây là những sai lầm khi ăn trái cây:

Ăn quá nhiều trái cây

Nhiều người cho rằng trái cây rất giàu dinh dưỡng, ăn nhiều là tốt. Một số người thậm chí còn bỏ bữa và ăn tăng số lượng trái cây để giảm cân. Tuy nhiên, thực tế, ăn quá nhiều trái cây không chỉ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu mà còn dễ bị béo phì, gan nhiễm mỡ và các vấn đề khác.

Một chuyên gia dinh dưỡng giải thích, đường fructose trong trái cây là một monosaccharide. Ăn quá nhiều trái cây sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Gan chuyển hóa lượng đường dư thừa trong máu thành đường để dự trữ, dần tích tụ thành gan nhiễm mỡ. Ăn quá nhiều hoa quả cũng có thể dẫn đến béo phì. Do đó, bữa ăn chỉ nên dùng một khẩu phần hoa quả, không nên ăn quá nhiều.

Ngoài ra, không nên thay cơm bằng trái cây vì trái cây không thể thay thế tinh bột.

Táo, kiwi... là những quả tốt cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Ăn trái cây không ngọt sẽ không cần lo lắng béo phì, đường huyết

Trên thực tế, độ ngọt của trái cây không được đánh đồng với hàm lượng đường và chỉ số đường huyết (giá trị GI) của trái cây. Các loại quả có chỉ số đường huyết thấp là cà chua bi, táo, ổi, cam, đu đủ, anh đào, lê, bưởi, kiwi, dâu tây... Quả có chỉ số đường huyết từ trung bình đến cao là chuối chín, dứa, nho, dưa đỏ, dưa hấu, xoài, vải, nhãn...

Ly nước ép trái cây có thể thay thế trái cây

Nước trái cây rất ngon, còn có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số chuyên gia dinh dưỡng cho biết uống nước ép trái cây không giống như ăn trái cây. Sau khi trái cây được làm thành nước ép, các chất dinh dưỡng và chất xơ sẽ thay đổi, hàm lượng dinh dưỡng sẽ giảm tương đối.

Ngoài ra, nếu bạn uống nước ép trái cây thay vì ăn trái cây, bạn sẽ dễ tiêu thụ quá nhiều trái cây, dẫn đến béo phì, gan nhiễm mỡ và các vấn đề khác.

Những người không thích ăn rau có thể ăn trái cây thay thế

Nhiều người sợ mùi vị của một số loại rau như cà rốt, cần tây, ớt xanh, mướp đắng, thậm chí không thích ăn rau xanh mà chỉ thích hoa quả.

Tuy nhiên, rau và trái cây là những thực phẩm khác nhau, từ chất dinh dưỡng, calo cho đến quá trình tiêu hóa và trao đổi chất trong cơ thể. Vì vậy, trái cây không thể thay thế rau xanh, cả hai đều quan trọng như nhau.

Hoa quả ăn đúng cách tốt cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Những loại quả bóc vỏ (chuối, cam...) sẽ không cần rửa trước khi ăn

Thói quen này có thể khiến chúng ta ăn phải thuốc trừ sâu. Tất cả các loại trái cây đều cần được rửa sạch trước khi gọt vỏ, do trên vỏ trái cây có dư lượng thuốc trừ sâu.

Trước khi ăn rau và trái cây, cần loại bỏ thuốc trừ sâu bằng cách ngâm và rửa bằng bàn chải mềm. Nếu có thể, trước khi ăn chuối, cam, vải, tốt nhất nên ngâm một lúc.

Trái cây gọt vỏ là yên tâm tránh được thuốc trừ sâu

Hầu hết các loại trái cây đều nên được gọt vỏ để tránh ăn phải thuốc trừ sâu trên vỏ. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn có thể yên tâm ăn.

Sau khi phun thuốc trừ sâu, rau củ quả đều cần được để vài tuần mới thu hoạch. Do đó, bạn nên mua loại được thu hoạch đúng quy trình, mùa vụ. Tốt nhất nên ăn các loại rau củ quả theo mùa, vừa rẻ và vừa ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Quả thối theo phần thì có thể cắt bỏ phần thối và ăn phần còn lại

Việc "tiếc của" này gây hại cho cơ thể, bởi chúng ta vô tình ăn phần nấm mốc mà mắt thường không nhìn thấy được. Cách đúng là loại bỏ toàn bộ trái cây bị mốc, thối.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm