7 lợi ích của thói quen nhón chân đối với cơ thể

Ứng Hà Chi
18/05/2023 - 15:12
7 lợi ích của thói quen nhón chân đối với cơ thể
Thói quen này được xem như là bài tập nhẹ mang lại nhiều lợi ích đối với cơ thể.

Anh Trương, 55 tuổi, sinh sống tại Trung Quốc khi còn trẻ là một tài xế xe tải. Vì kiếm kế sinh nhai cho gia đình, anh đã nỗ lực làm việc mỗi ngày với cường độ cao. Do không nghỉ ngơi khoa học, làm việc nặng trong thời gian dài nên sức khỏe giảm sút, buộc anh phải về hưu sớm khi mới ngoài 50 tuổi.

Ở tuổi trung niên, anh Trương cảm thấy sức khỏe đi xuống. Anh mắc hàng loạt bệnh như: Bệnh trĩ, táo bón, đau lưng,… Ngay sau đó, anh đi khám và được bác sĩ tư vấn nên nhón chân trong một thời gian dài. Đây cũng là một phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.

Lợi ích của việc nhón chân

Nhón chân hay còn gọi là kiễng chân, nghĩa là bạn đứng thẳng, cơ bắp chân căng cứng, bàn chân trước chạm đất. Lúc này, bắp chân phát huy năng lực nâng gót chân cùng với thân người. Bạn dừng 1-2 phút rồi để gót chân hạ xuống.

Từ quan điểm của giải phẫu lâm sàng, quá trình nhón gót chủ yếu được hoàn thành bởi sự phối hợp lẫn nhau giữa các cơ ở chân. Thực tế đã chứng minh rằng khi con người già đi, cơ thể mỗi ngày sẽ trải qua những thay đổi.

Dưới đây là những lợi ích của việc nhón chân.

1. Tăng sức mạnh phần thân dưới

Trong quá trình kiễng chân, các cơ ở chân có thể được kích thích và vận động tối đa. Trong quá trình nghỉ ngơi sau khi nhón chân, các tế bào cơ sẽ sử dụng protein và các chất dinh dưỡng khác trong cơ thể để sửa chữa các sợi cơ bị đứt, các sợi cơ ngày càng khỏe hơn, sức mạnh cơ bắp được tăng cường. Nhờ đó giúp cải thiện đáng kể sức mạnh của chi dưới.

2. Tuần hoàn máu ở chân được cải thiện

Theo nghiên cứu khoa học, hàm lượng cơ bắp ở chân của cơ thể con người chiếm khoảng 50% hàm lượng cơ bắp của toàn bộ cơ thể. Hoạt động sinh lý bình thường của các cơ ở chân này tiêu hao rất nhiều năng lượng.

Để cung cấp năng lượng, 2 chân được phân bổ một số lượng lớn mạch máu. Khi con người già đi, họ sẽ bị lưu thông máu kém ở chân do mất cơ bắp, tính đàn hồi của mạch máu yếu và các yếu tố khác, dẫn đến bệnh giãn tĩnh mạch.

Trong quá trình nhón chân, cơ bắp chân co lại, bạn có thể xoa bóp và ép mạch máu ở một mức độ nhất định, thúc đẩy quá trình lưu thông máu bên trong mạch máu. Nhờ đó giúp cải thiện tình trạng lưu thông máu kém, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về mạch máu như giãn tĩnh mạch ở chi dưới.

Một thói quen chẳng ai quan tâm nhưng mang đến lợi ích không ngờ: Chống trầm cảm, giảm đau lưng, ngăn ngừa đột quỵ - Ảnh 2.

3. Ngăn ngừa đột quỵ

Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng tất cả các cơn đột quỵ đều do thiếu máu lên não, khí huyết lưu thông kém hoặc xuất huyết não.

Do đó, những người thường xuyên bị chóng mặt, đau đầu nên chú ý kiễng gót chân để tăng cường hiệu quả hồi phục bệnh và ngăn ngừa đột quỵ.

4. Giúp chắc xương, lưu thông khí huyết

Nhón chân thực chất là một phương pháp rèn luyện sức khỏe có từ rất lâu. Người xưa đã biết đến tầm quan trọng của việc lưu thông máu ở các chi dưới. Phương pháp này kích thích kinh mạch thận và kinh bàng quang trên đùi, các huyệt khác ở bắp chân. Nhờ đó thúc đẩy khí huyết lưu thông khắp cơ thể, tăng cường tinh thần cho con người, giúp xương cốt và khí huyết được lưu thông.

5. Cải thiện bệnh trĩ, táo bón

Khi một người nhón chân lên, cơ đùi và cơ mông cũng sẽ dùng lực co lại. Sự co lại của những cơ này có thể khiến mạch máu xung quanh hậu môn cũng co lại. Từ đó thúc đẩy tuần hoàn máu bên trong, đồng thời củng cố cơ quanh hậu môn và cơ sàn chậu đến một mức độ nào đó.

Theo nghiên cứu có liên quan, việc cải thiện sức mạnh cơ bắp ở những bộ phận này có tác dụng rất đáng kể trong việc cải thiện bệnh trĩ, táo bón, rò rỉ nước tiểu và các tình trạng khác. Do đó, nếu kiên trì nhón chân trong thời gian dài, các triệu chứng như trĩ, táo bón sẽ được cải thiện.

Một thói quen chẳng ai quan tâm nhưng mang đến lợi ích không ngờ: Chống trầm cảm, giảm đau lưng, ngăn ngừa đột quỵ - Ảnh 3.

6. Cảm giác chán nản được cải thiện

Theo nghiên cứu của các nhà sử học, trong nhiều cuốn sách cổ ở Trung Quốc đều ghi chép lại rằng việc nhón chân giúp tâm trạng nhẹ nhõm. Người xưa cho rằng tâm trạng không tốt là do cơ thể có quá nhiều u uất và chướng khí, khiến tinh thần kiệt quệ. Và họ đã có giải pháp cho vấn đề này là nhón chân.

Suy nhược là do dương khí không lên được để nuôi dưỡng não, dẫn đến khí và huyết trong não kém lưu thông. Việc kiễng chân giúp bạn lấy lại tinh thần, bổ sung kịp thời khí huyết lên não, giải tỏa căng thẳng, chống trầm cảm.

7. Giảm đau thắt lưng

Con người dù ở độ tuổi nào cũng ít nhiều bị đau thắt lưng, đau lưng. Điều này có liên quan đến việc ngồi và đứng lâu. Nếu bạn không vận động trong thời gian dài, khí huyết ở vùng dưới không được lưu thông, cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến đau lưng.

Nếu bạn không thể đi bộ nhanh hay chạy bộ thì nhón gót mỗi ngày là cách rèn luyện sức khỏe đơn giản và hiệu quả. Nó có thể thúc đẩy lưu thông máu một cách hiệu quả, giúp cơ bắp nhận đủ oxy và cải thiện tình trạng mỏi lưng, mỏi eo.

Một thói quen chẳng ai quan tâm nhưng mang đến lợi ích không ngờ: Chống trầm cảm, giảm đau lưng, ngăn ngừa đột quỵ - Ảnh 4.

Những lưu ý trong quá trình nhón chân

- Nhón chân phù hợp với hầu hết mọi người nhưng người loãng xương không nên thực hiện: Bởi những người loãng xương bị thiếu hụt canxi và các nguyên nhân khác nên xương yếu hơn, dễ bị gãy. Khi nhón chân, gần như toàn bộ trọng lượng cơ thể đều dồn lên bàn chân trước. Điều này làm tăng nguy cơ gãy xương nhiều hơn.

- Nếu chỗ gãy xương ở chân mới lành thì không nên nhón chân: Điều này là do khi bước chân, cơ chân phải cung cấp lực để nâng cả cơ thể. Lúc này cả cơ chân và xương chân đều chịu áp lực lớn hơn, xương thường yếu và dễ bị gãy. Nếu bạn nhón chân khi mới lành sẽ làm tăng nguy cơ chấn thương xương.

- Chú ý trọng tâm khi nhón chân để tránh bị ngã: Đối với nhiều người cao tuổi, sự linh hoạt của cơ thể trở nên kém hơn. Phản ứng của họ trở nên chậm chạp và khả năng kiểm soát cơ thể yếu đi. Khi nhón chân, người già dễ bị ngã do trọng tâm không ổn định. Do đó khi nhón chân, chúng ta phải chú ý đến việc duy trì trọng tâm cơ thể và không thực hiện một cách vội vàng.

- Từ từ hạ gót chân xuống đất để tránh mẩn đỏ, sưng tấy gót chân do lực tác động quá lớn của việc hạ thấp: Bác sĩ phát hiện một số người thích đi chân trần khi tập động tác nhón chân, mỗi lần đều phải nện thật mạnh gót chân xuống đất.

Trên thực tế, gót chân không có quá nhiều mỡ làm đệm và hấp thụ chấn động. Nếu lực tác động quá lớn khi hạ xuống không chỉ gây tổn thương cho bàn chân mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ. Lực tác động cũng sẽ từ bàn chân chạy dọc theo các mô cơ rồi lan lên trên, gây chấn động đến cơ quan nội tạng.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm