Á hậu Tú Anh đẹp thoát tục trong trang phục Phật tử
26/10/2017 - 16:37
Vẻ đẹp phúc hậu, duyên dáng của Á hậu Việt Nam 2012 càng trở nên thuần khiết hơn khi được tôn lên bởi những trang phục tinh tế, giản dị, phù hợp văn hóa Đạo Phật của Việt Nam.
Vẻ đẹp phúc hậu, duyên dáng của Tú Anh càng được tôn thêm bởi những trang phục tinh tế, giản dị, phù hợp văn hóa Đạo Phật của Việt Nam.Cùng thể hiện BST “Tim sen” với Á hậu Tú Anh còn có nhiều người mẫu khác.Với BST “Tim sen”, nhà thiết kế muốn gửi gắm thông điệp đến mỗi người Phật tử khi khoác lên mình bộ trang phục này như dâng hiến cả trái tim mình, một lòng nhất tâm hướng đạo.Mỗi mẫu thiết kế trong BST “Tim sen” được tạo ra với tâm huyết của người thiết kế cũng như sự tận tâm tỉ mỉ qua từng đường kim mũi chỉ. Không đơn thuần chỉ là trang phục mà hơn hết đó là nét văn hóa, là ý niệm của những người thực hiện để gửi gắm đến mọi người sự hoan hỉ, bình an.Bộ sưu tập sử dụng các màu sắc: Màu ghi lam như thể che đi những vết bụi mờ, những tham sân si của cuộc sống; màu nâu sòng tôn vinh sự chịu thương chịu khó của phụ nữ Việt; màu nâu kết hợp với màu vàng thể hiện sự thịnh vượng, khi khó khăn con người sẽ tìm đến nơi cửa Phật để gửi gắm tâm hồn, nỗi buồn, nỗi thống khổ, ước mong những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống, màu vàng tượng trưng cho ánh hào quang của Phật chỉ lối để chúng ta tìm được con đường sống tốt và ý nghĩa… Màu sắc trang phục phù hợp với mọi độ tuổi, không phân biệt giàu nghèo, với ý nghĩa tất cả mọi người tìm đến nơi cửa Phật đều mong muốn có cuộc sống tốt đẹp, an vui. BST “Tim sen” cũng sử dụng đa dạng chất liệu. Chất lanh, lụa mượt mát đến chất thô, đũi mềm mại được kết hợp thêm với voan, ren… càng làm bộ trang phục thêm tinh tế, sáng tạo.Là một người theo Đạo Phật đã 15 năm, NTK Kim Ngọc cho biết: “Trong thực tế, mọi người cũng đã có ý thức trong cách lựa chọn trang phục Phật tử nhưng để đúng theo ý nghĩa trang nghiêm và đúng theo màu sắc của đạo lý đạo Phật Việt Nam thì chưa tới. Các cửa hàng trang phục Phật tử hiện nay đa số đều là du nhập từ Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan và nhiều nơi khác mà mỗi đất nước đều có văn hóa đặc trưng, màu sắc khác nhau nên tôi muốn tạo ra sản phẩm đúng chất Việt Nam, của người Việt Nam”. Đối với chị, mỗi nhà thiết kế đều có ý tưởng, con đường đi riêng của mình mà con đường nào cũng là để làm đẹp cho đời, cho người. Với một người theo Đạo Phật đã 15 năm, Thiện Phat Design chính là công việc từ tâm mà chị hướng đến.